Báo động tình trạng ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam
14:27 - 05/12/2017
(MTNT) -  Hiện nay, do sự phát triển, mở rộng đô thị và sự gia tăng dân số cơ học, việc xây dựng bến cảng và nhà máy; các hoạt động du lịch và nuôi trồng thủy hải sản đã không chỉ còn là nguy cơ, mà sự ô nhiễm môi trường đã phá vỡ nhiều cảnh quan và tính đa dạng sinh học (ÐDSH) tại nhiều vùng biển ở nước ta.
Môi trường biển ô nhiễm gây ra cái chết của nhiều loại sinh vật biển


Ðiển hình như: Vịnh Hạ Long, từ năm 1999, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo rằng việc xây dựng cảng mới ở vùng Vịnh, có thể dẫn đến sự gia tăng về giao thông đường biển trong khu vực. Việc phát triển cơ sở hạ tầng của du lịch cũng là mối đe dọa đối với vịnh Hạ Long… Biến đổi khí hậu với mực nước dâng cao có thể tác động mạnh tới cảnh quan, hệ thống đảo, hang động và ÐDSH của vịnh mà Việt Nam lại chưa đủ nguồn nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó…


Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.


Vùng ven biển cũng là nơi chịu sức ép về chất thải của gần 60% tổng dân số, khoảng 50% đô thị lớn của cả nước. Hầu hết các chất thải do sinh hoạt và các khu công nghiệp đều đổ trực tiếp ra biển, một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước…


Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.


Vấn đề thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển tuy đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Tất cả các nguồn chất thải từ các sông ngòi, ao hồ, khu dân cư… đều đổ ra biển gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.


Chất thải rắn không được thu gom, xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng chất lượng nước biển, đời sống dân cư vùng ven biển và gây thiệt hại cho những ngành kinh tế gắn với biển.


Vấn đề thu gom, xử lý chất thải vùng ven biển tuy đã được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Hiện nay biển Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ ô nhiễm cao trong tương lai, với những thách thức lớn cần phải có những biện pháp đầu tư hiệu quả và đúng đắn. Nguyên nhân trước mắt là do chịu ảnh hưởng từ việc biến đổi khí hậu mang lại, bên cạnh đó là những khó khăn về nền kinh tế và chính sách chưa đồng bộ ảnh hưởng đến việc giải quyết những sự cố thiên nhiên đột xuất.


Và một nguyên nhân quan trọng đó là do ô nhiễm các dòng sông từ đất liền. Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, rác, các loại phế thải, nước thải chưa được xử lý…


Bên cạnh việc phát triển ngành du lịch dựa vào sự đa dạng, phong phú mà nguồn biển mang lại thì vấn đề xử lý nước thải, chất thải vẫn đang còn là một bài toán chưa có đáp án. Kèm theo đó là sự thiếu ý thức của những người dân trong việc khai thác bữa bãi nguồn sinh vật biển, đánh bắt hủy diệt, phát triển kinh tế và các ngành nghề một cách bất hợp lý, nạn khai thác titan ồ ạt làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển.


Ô nhiễm không khí cũng có tác động mạnh mẽ tới môi trường sinh thái biển. Nồng độ CO2 trong không khí gia tăng sẽ khiến lượng CO2 trong nước biển tăng dẫn đến thay đổi môi trường sống của các loài thực vật biển. Điều đó sẽ khiến cho tốc độ tuyệt chủng diễn ra ngày càng nhanh. Hiện nay, 90% rạn san hô tại biển Việt Nam đang bị đe dọa hủy hoại.


Một trong những nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển đó là sự cố tràn dầu diễn ra khá thường xuyên tại các vùng bờ biển Việt Nam do lượng tàu bè qua lại lớn


. Các vụ tràn dầu phần lớn là do tai nạn tàu bè gây nên, các vụ tai nạn này đã đổ ra biển từ vài chục đến vài trăm tấn dầu, gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế và môi trường. Ngoài ra, các hoạt độngthăm dò, khai thác dầu khí, hoạt động của tàu thuyền đánh các, đặc biệt là tàu thuyền nhỏ với máy móc lạc hậu và không lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm dầu ở vùng biển nước ta.Hiện nay sự cố tràn dầu và dầu cặn vẫn đang tiếp tục xảy a nhiều và phát triển trên diện rộng.


Trước bối cảnh hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển bị suy thoái, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 742phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển đến năm 2020 có 16 khu với diện tích vùng biển 169.617 ha. Việc thành lập khu bảo tồn biển sẽ góp phần vào công tác quản lý hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển được hồi phục góp phần vào phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

 
Theo Bộ trưởng TN và MT Trần Hồng Hà: Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, chúng ta đã thiết lập và vận hành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo từ trung ương đến địa phương. Các bộ, ngành, địa phương có biển đã tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý biển và hải đảo.


Ðặc biệt, với Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo được Quốc hội thông qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới; tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.


Bộ TN và MT đã phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức điều tra, thống kê các nguồn thải ra môi trường biển, quan trắc môi trường biển, cũng như thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đầu tư kinh phí xây dựng các hệ thống xử lý chất thải tại các khu vực ven biển; thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra nhằm xử lý kịp thời các vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường biển; tích cực trồng rừng ngập mặn, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái ven biển, xây dựng quy hoạch các khu bảo tồn biển…
 
 
Thái Nga
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn