Tác động của biến đổi khí hậu
09:44 - 06/10/2023
(MTNT) - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Ô nhiễm không khí từ xe cộ giao thông vận tải sử dụng xăng dầu, thải lượng lớn khí thải ra môi trường hàng ngày



Theo Reuters, biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu khiến nhiệt độ Trái đất tăng và băng ở hai cực tan dần.


Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng bão lũ nghiêm trọng ở nhiều khu vực trong thời gian qua (trong đó phải kể đến cơn bão Daniel cuốn qua Libya, gây lũ lụt nghiêm trọng làm hơn 11.300 người chết và 10.000 người mất tích) và gây nắng nóng nghiêm trọng tại khu vực Nam Mỹ, cháy rừng ở Canada.


 Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU cho biết, tháng 10 năm nay là tháng 10 nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu, khi ghi nhận nhiệt độ bề mặt trung bình là 15,3 độ C (59,54 độ F) trong khoảng thời gian này. Nhiệt độ này cao hơn 0,85 độ C so với mức trung bình trong tháng 10 giai đoạn 1991-2020 và ấm hơn 1,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp giai đoạn 1850-1900.


Ngoài ra, dữ liệu được đối chiếu từ việc đo vệ tinh, tàu, máy bay và trạm thời tiết trên khắp thế giới cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu từ đầu năm đến nay là cao nhất được ghi nhận. Điều này khiến năm 2023 chắc chắn vượt qua mức nhiệt độ trung bình của năm 2016 - hiện là năm nóng nhất từng được ghi nhận.


Với các dữ liệu khí hậu hiện tại, năm 2023 gần như chắc chắn sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người. Nhiệt độ tăng nhanh là hệ quả của phát thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất của con người, đồng thời hiện tượng thời tiết El Nino cũng góp phần làm tăng lên nhiệt độ Trái đất. 


Thế giới đã ấm lên khoảng 1,1 độ C sau hơn một thế kỷ đốt nhiên liệu hóa thạch cũng như việc sử dụng đất và năng lượng không đồng đều và không bền vững. Thực tế cho thấy rằng, chính sự gia tăng nhiệt độ này đang gây ra hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp thế giới.


C3S cho biết các điều kiện thời tiết El Nino tiếp tục phát triển ở xích đạo Thái Bình Dương, mặc dù những bất thường về nhiệt độ gần đây nhất vẫn thấp hơn so với những gì đạt được trong quá trình phát triển của các sự kiện El Nino mạnh mẽ trong lịch sử.


Biến đổi khí hậu gây hậu quả đến cuộc sống con người, càng làm thay đổi môi trường sống Trái đất. Những hậu quả rõ nét của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người đó là: tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn với con người, như nhiệt độ cao kỷ lục tăng theo từng năm, những cơn nóng kéo dài trên 40 độ C, dẫn đến cơ thể con người không có thể chịu nổi.


Mực nước biển dâng cao: Hậu quả tiếp theo từ sự tăng nhiệt độ toàn cầu là sự tan chảy của các tảng băng hà ở Nam cực và Bắc cực dẫn đến ngập lụt ở các khu vực ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển.


Thay đổi môi trường sống: Sự khắc nghiệt về nhiệt độ gây ra thiệt hại về sản xuất về lương thực và nông sản, vì cây cối và động vật cũng không thể nào thích nghi kịp thời trong điều kiện khí hậu quá nóng bức. Gây báo động nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật.


Sự gia tăng các bệnh tật: Biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường nước, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng gây ra tác động đến hệ miễn nhiễm, stress, bệnh tim mạch, hô hấp và thần kinh.


Thiệt hại về kinh tế: Việc biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông hải sản. Lũ lụt gây cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu. Tại nước ta, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người làm tăng khí thải trong bầu khí quyển trái đất.


Các nguyên nhân chính là từ: Nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của con người ở Việt Nam vẫn từ việc đốt cháy các nguồn nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt. Năng lượng này để sản xuất nhiệt điện vừa cho các hộ gia đình mà còn cho các khu công nghiệp.


Cùng với mật độ dân số tăng ở Việt nam thì việc chặt phá rừng càng nhiều, do chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác để đáp ứng nhu cầu của con người: phát triển đô thị, trồng cây nông nghiệp và công nghiệp, khu nuôi trồng thuỷ sản.


Trong khi, rừng có vai trò quan trọng là lá phổi của hệ sinh thái trong việc hấp thụ khí thải Cacbondioxit và giữ carbon trong đất. Việc thu hẹp diện tích rừng trong khi khí thải ngày càng nhiều thêm dẫn tới hiệu ứng nhà kính.


Ô nhiễm không khí từ xe cộ giao thông vận tải sử dụng xăng dầu, thải lượng lớn khí thải ra môi trường hàng ngày.


Ngoài ra, khí thải còn từ các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng và nông nghiệp từ việc sử dụng hoá chất công nghiệp. Những chất gây ô nhiễm như carbon dioxide, oxit nitơ và các hợp chất hữu cơ bay hơi, khi kết hợp với khí ozone tạo thành khí nhà kính góp phần nhiều vào biến đổi khí hậu.


Các hoạt động như sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc và trồng cây trồng lên men cũng tạo ra khí nhà kính như metan (CH4) và nitrous oxide (N2O).


Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn. Những thực trạng đáng phải lưu tâm. Những năm gần đây nhiệt độ trung bình ở Việt Nam ngày càng tăng, có một số khu vực có kỷ lục tăng nhiệt độ cả mùa hè lẫn mùa đông.


Đây là đều đáng lo ngại khi Việt Nam là nước ven biển trong khi mực nước biển trung bình ở Việt Nam tăng mỗi năm là 03-05mm, cao hơn so với toàn cầu. Điều này dẫn tới nguy cơ cao như: Lũ lụt, ngập mặn và nguồn nước ngọt bị mất tại những vùng đồng bằng ven biển.


mùa hè 2023 có nhiều kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận, trong đó tháng 5 nắng nóng đỉnh điểm do tác động của việc nóng lên toàn cầu chứ chưa phải là tác động của El Nino. Tháng 4 có bốn đợt nắng nóng diện rộng, trong đó tại Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ kéo dài 8 ngày, nhiệt độ phổ biến cao hơn 1-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm. Tháng này có 12 kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận.


Tháng 5 nóng nhất mùa hè 2023 với 5 đợt gay gắt và đặc biệt gay gắt trên diện rộng. Riêng Bắc và Trung Bộ trải qua 16 ngày trên 35 độ, chủ yếu 38-40 độ C. 44 kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận trong tháng này, riêng Bắc Bộ có 22 tập trung ở Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Nội và Ninh Bình.


Dự báo El Nino sẽ gia tăng dần về cường độ vào các tháng mùa đông năm 2023-2024, nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô năm 2023.


Người dân cần đề phòng tình trạng ít mưa dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc… Tần suất về thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng nhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại về người và kinh tế của quốc gia.


Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan



Biến đổi khí hậu gây tăng nhiệt độ và thiên tai xảy ra, dẫn tới rừng tự nhiên, vùng đầm lầy và hệ sinh thái biển bị xáo trộn.


Nhiều giống loài không có thời gian để thích nghi với môi trường dẫn đến nguy cơ biến mất. tiếp tục là thách Biến đổi khí hậu là thức toàn cầu lớn nhất, tác động trực tiếp và gây tổn thất nặng nề đối với phát triển kinh tế, an sinh xã hội và trực tiếp đối với an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân.


Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, thời gian qua, Việt Nam chủ động lồng ghép các nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào các văn bản pháp luật chính thức. Đây là một trong những cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. 


 

Kim Xuyên
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn