|
Nông dân sản xuất nông nghiệp sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường |
Xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri (Bến Tre) là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với 610ha đất sản xuất lúa 3 vụ trong năm. Trong đó ấp Giồng Trôm có 50ha.
Trong sản xuất, bà con nông dân sử dụng nhiều loại phân, thuốc hóa học; sau khi sử dụng xong thì vứt vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, kể cả dưới lòng kênh. Điều này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với đất, nguồn nước sản xuất vì đây là loại rác thải rất độc hại, khó phân hủy hoặc không thể tự phân hủy.
Để khắc phục tình trạng trên, đầu năm 2017, Hội ND xã thí điểm thực hiện mô hình xây dựng hố thu gom, xử lý rác thải trong sản xuất nông nghiệp ở ấp Giồng Trôm. Hội ND xã đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân và mạnh thường quân đóng góp kinh phí xây dựng 8 hố bằng bê-tông đặt tại đồng ruộng với số tiền 4 triệu đồng. Các hố được xây dựng đều có thể tích 1m3. Sau khi sử dụng phân, thuốc phun, bón cho cây lúa, nông dân mang bao, vỏ đến bỏ vào các hố để xử lý.
Bên cạnh đó, Hội ND xã còn tuyên truyền công tác khắc phục ô nhiễm môi trường cho nông dân để hiểu biết và tích cực tham gia. Từ đó, nông dân ý thức và tích cực thực hiện việc thu gom rác thải trong sản xuất nông nghiệp để xử lý.
Anh Trần Văn Hùng, hội viên, nông dân ấp Giồng Trôm, xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri cho biết: “Trước đây sau khi sử dụng xong, vỏ chai lọ, bao bì phân, thuốc bảo vệ thực vật có khi tôi mang về nhà, có lúc vứt đâu đó, cả xuống dòng kênh. Còn bây giờ, có hố thu gom, xử lý rác thải, thấy rất tiện lợi vì sau khi sử dụng xong, tôi bỏ vào đây để xử lý”.
Nhờ thực hiện mô hình mà tình hình vệ sinh môi trường trên cánh đồng của ấp đã được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng thêm sạch đẹp, nhận thức về việc thu gom vỏ chai, rác thải thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành thói quen của bà con nông dân trong ấp. Mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo được sự lan tỏa rộng rãi trong bà con nông dân.
Ông Nguyễn Văn Chững - Chủ tịch Hội ND xã An Ngãi Tây cho biết: “Mô hình hố thu gom, xử lý rác thải trong sản xuất nông nghiệp ở ấp Giồng Trôm đã mang lại hiệu quả. Sắp tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này cho các ấp còn lại trên địa bàn, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững”.
Hiện nay, diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh Tuyên Quang đạt trên 93.000 ha. Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn khoảng 346 tấn/năm và ước tính lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật chiếm khoảng 10%, tương đương 30 đến 35 tấn/năm; số lần phun thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân hiện nay đang ở mức rất cao. Điển hình như cây lúa, số lần phun thuốc khoảng từ 3 đến 4 lần/vụ, trong khi đó, mức khuyến cáo chỉ 2 lần/vụ.
Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng cũng không được thu gom triệt để, tại nhiều cánh đồng, tình trạng vỏ thuốc bao bì vứt vung vãi khắp các bờ mương, bờ suối. Tại xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn nhiều hộ dân ở các thôn Nà Mộ, Nà Tang không thể sử dụng được nguồn nước giếng khoan, nước suối do ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi cũng là thực tế đang diễn ra ở một số địa phương trong tỉnh. Với 220 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô đàn hàng trăm con trở lên, chưa kể đến các gia trại, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, hiện chỉ có 3 trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh môi trường, còn lại là có xử lý chất thải nhưng chủ yếu chỉ xây hầm biogas, ủ làm phân bón và một số ít sử dụng chế phẩm sinh học khác.
Đối với chăn nuôi nông hộ thì hầu như không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải nào mà xả thẳng ra môi trường, vào hệ thống các ao, hồ, kênh mương. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm trong sản xuất ngành nghề nông thôn như chế biến nông, lâm sản, thủy sản…
Để hạn chế ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt phương án “Nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng, thu gom và xử lý thuốc và vỏ thuốc bảo vệ thực vật” trên địa bàn tỉnh. Tỉnh còn hỗ trợ các địa phương xây dựng trên 1.000 bể chứa vỏ bao bì ở nhiều cánh đồng.
Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng khuyến khích bà con nông dân áp dụng mô hình 3 giảm, 3 tăng trong trồng trọt (giảm thuốc thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí, giảm phân bón vô cơ; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế). Đồng thời thống kê các cơ sở chăn nuôi có diện tích chuồng trại từ 50 m2 trở lên làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý môi trường. Hiện tại đã có 8.122 hộ có chuồng nuôi xử lý bioga; 101 hộ sử dụng đệm lót sinh học và 99 hộ sử dụng men vi sinh trong xử lý chất thải.
Chủ tịch Hội ND phường Khánh Hậu, TP.Tân An (Long An)- Lê Văn Thật cho biết: "Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, những năm qua, Hội ND phường đã phối hợp các đoàn thể thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền cho nông dân sử dụng đúng thuốc thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và thu gom, xử lý đúng cách các loại bao bì thuốc thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
Việc xây dựng những mô hình trình diễn về sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nông dân trong sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tại nhiều địa phương như: Huyện Thủ Thừa, huyện Bến Lức, TP.Tân An xây dựng mô hình thu gom rác thải sinh hoạt gắn với thu gom bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, từng bước khắc phục thói quen xả thải phế phẩm nông nghiệp bừa bãi.
Để ngăn chặn, hạn chế việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch, một số mô hình được nghiên cứu và triển khai như: Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ ngay tại ruộng để trả lại lượng mùn, chất hữu cơ cho đất; mô hình trồng nấm rơm ở huyện Thủ Thừa bằng phương pháp phủ rơm, rạ.
Về công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, các ngành chức năng thường xuyên phối hợp các xã, thị trấn tổ chức đánh giá hiện trạng, tác động của ô nhiễm môi trường đối với phát triển kinh tế xã hội và có biện pháp xử lý đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm; vận động người dân đầu tư các nguồn lực để xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học như nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ khí sinh học biogas để xử lý chất thải, giảm ô nhiễm, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Đồng thời, phổ biến rộng rãi việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Để bảo vệ môi trường bền vững, không bị ảnh hưởng nặng do sự lạm dụng thuốc hóa học trong sản xuất nông nghiệp, các cấp, các ngành cần tiến hành đồng bộ các biện pháp trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất.
Đối với ngành trồng trọt, cần ứng dụng rộng rãi công nghệ IPM (công nghệ phòng trừ dịch hại tổng hợp) trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất.
Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vâth không có trong danh mục cho phép. Sau khi phun thuốc phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm.