(MTNT) – Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, luôn được các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở đặc biệt quan tâm, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một xã hội phát triển bền vững.
|
Đến nay, tình hình cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần bảo đảm sức khỏe của người dân |
Công trình cấp nước sạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn xã hội, đặc biệt là người dân ở nông thôn. Việc cung cấp nguồn nước sạch, đạt QCVN không những đảm bảo sức khỏe hàng ngày, mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong việc sử dụng nước sạch, cũng như tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với con người.
Không chỉ đáp ứng cung cấp đầy đủ nước sạch cho các hộ gia đình, Chương trình còn đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho các trường mầm non, trạm y tế, các cơ sở công cộng, nâng cao điều kiện sinh hoạt, cải thiện môi trường sống góp phần đắc lực trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Vì vậy, nước sạch đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nông thôn, góp phần giảm thiểu tỷ lệ dân số bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh.
Hiện toàn tỉnh Thái Bình có 75 công trình cấp nước sạch tập trung với tổng công suất thiết kế 370.950m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Trước thực trạng người dân nông thôn thiếu nước sạch trong sinh hoạt, tỉnh luôn coi vấn đề nước sinh hoạt và môi trường nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, tình hình cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm sức khỏe của người dân, đẩy nhanh công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 15 công trình cấp nước sạch đã được đầu tư xây dựng, tổng công suất thiết kế 16.200m3/ngày đêm, cấp nước cho 23 xã; 20 công trình cấp nước sạch tập trung, đầu tư từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng Thế giới (WB) với tổng công suất sau nâng cấp là 40.550m3/ngày đêm, cấp nước cho 49 xã khu vực nông thôn; 24 công trình được đầu tư xây mới theo cơ chế khuyến khích của tỉnh với tổng công suất thiết kế 177.200m3/ngày đêm, cấp nước cho 154 xã khu vực nông thôn.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 15 công trình cấp nước đô thị với tổng công suất 135.000m3/ngày đêm, cung cấp nước cho 10 phường thuộc thành phố Thái Bình, các khu, cụm công nghiệp, mở rộng cấp nước cho 50 xã, thị trấn trong phạm vi toàn tỉnh; 1 trạm cấp nước của nhà máy Amon Nitrat của Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ VINACOMIN cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhà máy và nhân dân xã Thái Thọ (Thái Thụy) với công suất cấp nước 2.000m3/ngày đêm.
Do kết cấu địa chất đặc thù của địa phương, nhiều năm trở lại đây, người dân xã Thái Hòa và thị trấn Hoa Sơn (huyện Lập Thạch) vẫn phải chịu cảnh “loay hoay” với nguồn nước giếng khơi, giếng khoan vốn dĩ không đảm bảo vệ sinh, cộng với chi phí cho việc khoan giếng cao mà nước lại không sử dụng được.
Vì vậy, công trình cấp nước sạch liên xã không chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết về nước sinh hoạt cho gần 3.000 hộ dân, mà còn đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho người dân nơi đây.
Bên cạnh việc thiếu nước thường xuyên, nguồn nước nơi đây cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, vì bắt buộc phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm, thỉnh thoảng trên địa bàn thị trấn đã xảy ra một số bệnh.
Trước thực trạng đó, công trình cấp nước sạch tập trung liên xã Thái Hòa được xây dựng và sử dụng. Công trình cấp nước sạch ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng, bước đầu cơ bản giải được bài toán khó về thực trạng thiếu nước sạch trầm trọng diễn ra trong nhiều năm qua trên địa bàn xã. Công trình nước sạch ra đời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với người dân sống ở vùng nông thôn, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng.
Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã huy động nhiều nguồn kinh phí khác nhau để xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Đến nay, toàn tỉnh có 276 công trình cấp nước tập trung (156 công trình cấp nước tự chảy, 120 công trình cấp nước bơm dẫn) và trên 186.000 giếng đào, giếng khoan hộ gia đình. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97%.
Huyện Chư Prông hiện có 24.704/26.069 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ gần 95%. Toàn huyện có 22 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và 23.857 công trình cấp nước nhỏ lẻ.
Để duy trì nước sinh hoạt cho người dân, những năm gần đây, huyện đã đầu tư hơn 3,4 tỷ đồng để bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp 12 công trình cấp nước tập trung và 6 giọt nước. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương vận hành, bảo quản công trình; vận động người dân sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
Tương tự, huyện Chư Pưh có 98,8% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (trong đó có 98% hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ). Hàng năm, huyện đều có kế hoạch duy tu, sửa chữa các công trình nước sạch nông thôn.
Giai đoạn 2016-2020, huyện đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để sửa chữa 3 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân bảo quản các công trình, làm nền và thành giếng để đảm bảo công trình bền vững, giữ nguồn nước hợp vệ sinh.
Có thể khẳng định, nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng để thay đổi, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân nhất là người dân khu vực nông thôn, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới của mỗi địa phương.
Kiên Vỹ
Nguồn:
https://baothaibinh.com.vn/news/60/114190/dot-pha-dua-nuoc-sach-ve-nong-thon
http://baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/18976/nuoc-sach-ve-lang.html
https://gialai.gov.vn/tin-tuc/nang-cao-hieu-qua-chuong-trinh-nuoc-sach-nong-thon.66463.aspx