Phân lân nung chảy Ninh Bình - Giải pháp sản xuất lúa thích ứng biến đổi khí hậu
Năm 2015, 2016 chúng ta chứng kiến sự thay đổi của khí hậu (còn gọi là biến đổi khí hậu) và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân vùng ĐBSCL.
|
Mô hình trình diễn phân lân nung chảy Ninh Bình tại vựa lúa ĐBSCL |
Biến đổi khí hậu được đánh giá là một thảm họa, xu hướng ngày càng mãnh liệt hơn. Riêng trong lĩnh vực sản xuất lúa đã có hàng trăm ngàn ha bị cháy do nắng hạn, thiếu nước ngọt, chết do mặn xâm nhập làm giảm sút sản lượng tới trên một triệu tấn lúa. Nhiều gia đình trong vùng bị ảnh hưởng đã “mất trắng” hoàn toàn. Thiếu nước ngọt còn dẫn đến cuộc sống người dân bị đảo lộn và gặp muôn vàn khó khăn.
Để hạn chế thiệt hại này trực tiếp cho sản xuất lúa cần những giải pháp tổng hợp để vừa chống và vừa thích ứng như chúng ta đã từng sống chung với lũ. Những giải pháp này được coi là “cấp bách” cả trong trước mắt cũng như lâu dài để đối phó có hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro và thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.
Các giải pháp có thể đưa ra gồm: Sử dụng những giống lúa có tính chống chịu cao (chịu mặn, chịu phèn, chịu mặn…); Giống lúa ngắn ngày để “né tránh” có hiệu quả; Các kỹ thuật canh tác lúa ‘tốt” để cải thiện môi trường đất, nước và tăng khả năng chống chịu của cây; Tăng cường cải tạo, phát triển hệ thống thủy lợi (bao gồm hệ thống kênh mương dẫn nước, hệ thống ngăn mặn, hệ thống trữ nước ngọt…); Chuyển đổi mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp; lựa chọn các loại phân bón phù hợp cho cây trồng.
Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình bằng phương pháp nhiệt với tổng các chất dinh dưỡng rất cao. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P205 ): 15 - 17 % ; CaO: 28 - 34 %; Mg0: 16 - 20% Si02: 25 - 30% và chất vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo,…
Khi sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình bón cho cây lúa chất lân (P205) là chất chủ yếu tạo nên các tế bào, thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển bộ rễ, tăng chất lượng hạt, củ quả. Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính chất khử chua rất tốt do tổng chất vôi (CaO, MgO) chiếm tới 50% thành phần của lân nung chảy giúp cho bà con không phải dùng vôi bột để khử chua .
Phân lân nung chảy Ninh Bình có khả năng cố định sắt và nhôm nên cho hiệu quả rất cao trên đất phèn, đất phèn nhiễm mặn. Phân còn giúp thúc đẩy nhanh khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật (nhất là rơm, rạ sau mỗi vụ thu hoạch) tạo cho đất có kết cấu tơi, xốp, giữ nước và giữ phân tốt hơn, nâng cao hiệu quả phân bón. Chất canxi sẽ giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây trồng tổng hợp prôtit và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Chất manhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá xanh bền, tăng tuổi thọ lá (nhất là lá đòng) giúp cây tăng khả năng tổng hợp prôtit, chất đường, chất béo.
Chất silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Thực tế chứng minh ở nhiều mô hình khi sử dụng 100 % P205 ở dạng phân lân này với lượng từ 400 - 500kg ha (tương đương 60 - 75kg P205) trên đất phèn, phèn mặn tại tỉnh Kiên Giang, Long An, Tây Ninh và một số vùng khác đã cho kết quả thuyết phục, rất có ý nghĩa cả về năng suất và hiệu quả kinh tế so với áp dụng một số loại phân chứa lân khác như DAP, phân hỗn hợp NPK…
Phân lân nung chảy Ninh Bình vừa tốt cho đất, lại tốt cho cây và không gây ô nhiễm môi trường, thực sự cần được quan tâm khuyến cáo và áp dụng trong sản xuất lúa, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh, mạnh và phức tạp như hiện nay. Ngoài ra, sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình kết hợp với phân Urê, Kali sẽ giúp hạ giá thành phân bón, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả sản xuất.a |