TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Canh tác (Viện Cây ăn quả miền Nam) cho biết: Triệu chứng sớm nhất trên vườn cây bị ngộ độc mặn là mất nước, lá bị cháy từ chóp vào cuống dẫn đến rụng, hoa và trái non cũng sẽ rụng theo.
|
Cán bộ kỹ thuật Cty BM tư vấn cho nhà vườn sử dụng phân bón trong mùa khô hạn |
Trong nước có hàm lượng muối chứa các ion, nguyên tố Natri và Clo. Khi người dân tưới nước bị nhiễm mặn ở nồng độ thấp không gây hại cho cây trồng. Nhưng khi tưới nước kết hợp với thời tiết nắng nóng gây bốc hơi thì làm cho nồng độ muối gia tăng.
Khi đó người dân vẫn tưới cho cây, thì nồng độ muối trong đất sẽ gia tăng, từ đó tạo nên áp suất thẩm thấu, sự chênh lệch này làm cho cây không hút được nước và có khuynh hướng nước từ trong cây đi ra ngoài.
Theo đánh giá của TS. Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre): Năm nay là năm nhận diện được ảnh hưởng của thiên tai hạn và mặn, có thể thấy lần đầu tiên xảy ra một cách đặc biệt “ghê gớm” trên vùng cây ăn trái, “sớm, sâu và cường độ cao”, bắt đầu từ đầu tháng 2, độ mặn 4‰ đã xâm nhập đến huyện Chợ Lách, đặc biệt là 6‰ vào tháng 3. Đây là độ mặn chưa từng có ở huyện Chợ Lách và đi sâu vào các xã trên địa bàn toàn huyện.
Theo như dự báo, hạn và mặn sẽ còn kéo dài đến tháng 6 đến tháng 7, từ đó sẽ tạo ra một áp lực rất lớn, cho nên phải chuẩn bị những giải pháp chống hạn mặn thích hợp, nếu nước ngọt có đến thì phải lấy nước vào để cung cấp cho vườn của mình, cũng như tích trữ lại nước để sử dụng cho thời gian tiếp theo.
Những cây thuộc nhóm mẫn cảm với mặn như: Sầu riêng, đu đủ và bòn bon là những loại cây nằm trong nhóm mẫn cảm với mặn, nồng độ muối nằm trong khoảng 0,5‰ - 1‰, cây có thể chịu đựng được, nhưng nếu vượt qua ngưỡng này thì cây sẽ bị sốc, phản ứng lại.
Trong trường hợp đối với cây sầu riêng trong thời kỳ ra bông, ra trái, thì người dân cần chú ý mạnh dạn tỉa bớt những lá non, tỉa bớt hoa và trái, không tập trung chú ý để thu lại năng suất mùa đó, mà có thể cứu cây vào giai đoạn đó nên tỉa và loại bỏ, giảm sự thất thoát hơi nước.
Bên cạnh đó, có thể kết hợp các biện pháp tủ gốc để giữ ẩm cho cây, tủ bằng rơm rạ và xác bã thực vật. Tăng cường bón phân kaili cho cây, ngoài ra có thể bón phân hữu cơ để giúp đất tơi xốp tăng khả năng rễ hấp thu chất dinh dưỡng.
Để đồng hành với người dân trong giải pháp ngăn ngừa hạn mặn, Cty Behn Meyer (Đức) đã phối hợp với các đại lý ở tình Tiền Giang và Bến Tre, tổ chức nhiều nhóm để đi đo độ mặn cho bà con, tư vấn dựa trên các khuyến cáo của trung tâm khuyến nông, cung cấp sản phẩm Avant Natur, Basfolia Compi Stipp và Basfolia K cho bà con sử dụng để giảm thiểu tác hại trên vườn.
Đại diện Cty Behn Meyer, ông Tạ Duy Linh, GĐ Maketing cho biết: Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực trồng cây ăn trái ở khu vực ĐBSCL. Nhằm giúp cây trồng chống chịu tốt hơn, giảm thiểu tác động bất lợi của nước mặn lên cây trồng, Cty BM đưa ra một số giải pháp như lấy nước tưới trong kỳ nước kém khoảng ngày 11, 12 hoặc 25, 26 âm lịch mỗi tháng, tưới cho cây với các điều kiện khác nhau.
Đối với cây chôm chôm, sầu riêng độ mặn trong nước phải dưới 1‰, còn đối với cây có múi, độ mặn trong nước phải dưới 2 ‰, bón vôi cho cây để cố định Natri trong đất, giảm thiểu tác hại do Natri gây ra. Sử dụng luân phiên các sản phẩm sau để phun cho cây trồng, phun Avant Natur cung cấp Amino acid cho cây để bổ sung dinh dưỡng khi hệ thống rễ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng ở trong đất.
Đặc biệt, trong thành phần của Avant Natur có Proline là acid amin có vai trò giúp gia tăng áp lưc thẩm thấu ngăn cản sự xâm nhập của Na (Natri) và Cl (clo) vào hệ thống rễ. Phun Basfoliar K bổ sung kali hoạt hóa cho cây, kali sẽ giúp giải độc Natri bằng cách đẩy các nguyên tố Natri ra khỏi tế bào cây. Phun Basfoliar CombiStipps, cung cấp canxi hoạt hóa, bổ sung canxi thiếu hụt và giúp cây giảm hấp thu Natri từ hệ thống rễ.