Các bức xạ này được cho là có liên quan đến bệnh ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt, làm tổn hại hệ thống miễn dịch và gây những tác động bất lợi cho đất nông nghiệp.
Tầng ozon là một lớp sâu ở bên trong tầng bình lưu, bao quanh trái đất. Lớp này có vai trò quan trọng để che chắn toàn bộ trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời, tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại.
Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím từ bức xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống và môi trường trên trái đất.
Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người, nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất.
Tầng ozon giúp hấp thụ các tia cực tím rất có hại với động thực vật trên trái đất. Nếu không có tầng này, toàn bộ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu thẳng xuống trái đất, thực vật sẽ cháy khô còn động vật sẽ phải đối mặt với các vấn đề về da.
Ở các vùng xích đạo và cận xích đạo, chỉ số tia cực tím rất cao và nếu bạn tắm nắng ở đó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng sợ. Đấy là đã được tầng ozon hấp thụ đi phần lớn rồi đấy, nếu không có chúng thì bạn biết mọi chuyện sẽ như thế nào rồi đấy.
Việc thay đổi khoảng cách của mặt trời, gió và tầng bình lưu góp phần làm suy giảm ozon. Ngoài ra các vụ núi lửa phun trào cũng góp một phần nhỏ.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm ozon là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Clo và Brom được biết đến là 2 chất làm suy giảm và làm thủng tầng ozon ở tốc độ siêu âm. Một phân tử clo có khả năng phá vỡ hàng ngàn phân tử ozon.
Trong khi đó con người lại đang phát triển nền công nghiệp mạnh mẽ, kéo theo khí thải tạo ra trong quá trình sản xuất ngày càng lớn. Quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người như phương tiện giao thông, đốt rừng thải ra không khí các hợp chất nhân tạo.
Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozone trên không trung Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozone ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozone ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng.
Lỗ hổng này gây ra bởi các khí làm suy giảm tầng ozone được sử dụng trong các bình xịt và hệ thống làm mát (như tủ lạnh và máy điều hòa không khí) có nguy cơ làm tăng các trường hợp ung thư da và đục thủy tinh thể và làm hư hại thực vật, mùa màng và các hệ sinh thái.
Năm 1985, các nước đã thông qua Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone. Đây là khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên về bảo vệ tầng ôzôn mở đường cho các nước triển khai một loạt hành động mạnh mẽ cắt giảm triệt để các chất làm suy giảm tầng ozone sau này.
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone ra đời vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Đây là một hiệp ước quốc tế được ban hành để bảo vệ tầng ozone bằng biện pháp loại bỏ hoạt động sản xuất tạo ra các chất thải làm suy giảm tầng ozone.
Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 16 tháng 9, ngày ký kết Nghị định thư Montreal, để kỷ niệm Ngày thế giới bảo vệ tầng ozone. Với thông điệp kêu gọi tất cả các quốc gia có những hành động thiết thực giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal kể từ tháng 01/1994, cam kết tuân thủ các quy định của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal. Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động giảm thiểu khí thải nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone là một trong những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
|
Tầng ozon như một lá chắn tự nhiên của Trái đất chống lại bức xạ tia cực tím, do đó giúp bảo vệ sự sống trên hành tinh |
Để quản lý các chất làm suy giảm tầng ozone, Luật quy định ưu tiên xây dựng, thực hiện chính sách, kế hoạch quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone; cấm sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động mít tinh kêu gọi người dân chung tay bảo vệ tầng ozone bằng cách thay đổi hành vi tiêu dùng; không dùng máy điều hòa sử dụng môi chất lạnh HCFC-22 có giá thành thấp; giảm bao bì bằng nhựa xốp...; đối với các doanh nghiệp, không nên lắp mới các thiết bị dùng HCFC mà nên sử dụng công nghệ tiên tiến ngay từ đầu để tránh phải chuyển đổi công nghệ, việc này là bắt buộc theo lộ trình quốc tế đã thông qua.
Nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai các hoạt động bảo vệ tầng ozone, kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone. Tính đến ngày 1/1/2010, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn được 3 chất, đó là CFC, Halon và CTC.
Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia Công ước Vienne về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal. Trong nhiều năm qua, nước ta đã nỗ lực triển khai các hoạt động bảo vệ tầng ozon, kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone. Tính đến ngày 1/1/2010, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn được 3 chất, đó là CFC, Halon và CTC; đang từng bước loại trừ các chất HCFC và hiện tại, chúng ta chỉ còn sử dụng methyl bromide trong kiểm dịch thực vật.
Theo Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Việt Nam đang thực hiện giai đoạn 2 (2018-2023) để loại trừ chất các chất HCFC có trong điều hòa không khí gia đình, các hệ thống cấp đông kho lạnh, sản xuất xốp cách nhiệt, điều hòa không khí trung tâm, dung môi trong sản xuất mỹ phẩm và dụng cụ y tế, chất dập cháy…
Tầng ozon như một lá chắn tự nhiên của Trái đất chống lại bức xạ tia cực tím, do đó giúp bảo vệ sự sống trên hành tinh.
Việc ngừng sử dụng có kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ozon và những cắt giảm liên quan không chỉ giúp bảo vệ tầng ozon cho thế hệ tương lai mà còn góp phần đáng kể vào các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ hành tinh xanh, cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống của mỗi người.