Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản
10:24 - 10/08/2022
(MTNT) – Hiện nay nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của mỗi địa phương. Tuy nhiên, cũng đặt ra nhiều thách thức cho tỉnh trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Cần tăng cường bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản



Hiện, nuôi trồng thủy sản đang gặp phải rất nhiều các vấn đề về môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi ở mức đáng báo động.


Tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết ở khắp các tỉnh trên cả nước gây thiệt hại lớn cho người nuôi.


Trong đó, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do các chất thải của các khu sinh hoạt thành phố, dân cư, khu công nghiệp, khu nông nghiệpvà do chính hoạt động nuôi trồng thủy sản đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.


Ví dụ, khu nuôi trồng thủy sản thâm canh và siêu thâm canh là mối nguy gây ô nhiễm môi trường nếu không thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải. Bởi, nó tạo ra một lượng lớn chất thải trong ao nuôi và xả môi trường xung quanh gây nên những hậu quả nặng nề.


Các trường hợp cá nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho ngành thủy sản. Nguyên nhân của hầu hết các vụ việc được xác nhận là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; đặc biệt là ảnh hưởng từ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.


Nước thải công nghiệp là nước bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của con người. Các nguồn ô nhiễm nguồn nước trong phạm vi từ các ngành công nghiệp sắt thép cho đến các đơn vị chế biến thực phẩm.


Nước làm mát được sử dụng trong ngành công nghiệp sắt và thép bị ô nhiễm với các sản phẩm như cyanide và ammonia. Trong hầm mỏ và mỏ đá, bùn của các hạt đá là chất gây ô nhiễm chính của nước.


Trong ngành công nghiệp hóa chất hữu cơ, nước bị ô nhiễm bởi các dung môi, chất làm sạch, và các sản phẩm tẩy rửa. Việc xử lý nước thải công nghiệp cũng xả ra những chất gây ô nhiễm bao gồm chì, ammonia, dung môi đều gây hại cho người và động vật thủy sản.


Một phần lớn của nước thải công nghiệp bao gồm các dấu vết dầu mỡ. Những chất thải như chì, NH3, cyanide, bùn là những chất độc làm cho nguồn nước nuôi thủy sản bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm hại trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sống của động vật thủy sản.


Trong tương lai của Việt Nam, nếu không áp dụng đúng luật định về môi trường sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho môi trường chung của ngành nuôi trồng thủy sản.


Nhất là hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino và La Nina đang diễn biến ngày một phức tạp, thời tiết bất ổn thất thường gây ảnh hưởng đến động vật thủy sản.


Ô nhiễm độc hại từ các khu định cư, khu công nghiệp, nông nghiệp khi ngày càng phát triển mạnh và hệ quả của chúng sẽ thải ra nhiều chất thải gây nguy hiểm cho nuôi trồng thủy sản và cho cả sức khỏe của con người.


Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh ven biển có nền kinh tế phát triển với đa dạng ngành nghề và lĩnh vực như du lịch, cảng biển, đánh bắt, khai thác và chế biến thủy sản…


Trong đó, ngành chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh. Vì vậy, để phát triển bền vững, cần tập trung vào việc quy hoạch khu nuôi thủy sản lồng bè.


Đây là việc làm cần thiết để tổ chức vùng nuôi thủy sản một cách bài bản, hiệu quả và để cơ quan chức năng dễ quản lý.


Bên cạnh đó, sớm triển khai di dời các cơ sở chế biến thủy sản đến các khu chế biến thủy sản tập trung theo lộ trình quy hoạch chế biến thủy sản của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cần đình chỉ hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; buộc tháo dỡ các cơ sở chế biến thủy sản phát sinh mới chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.


Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có hàng trăm cơ sở hoạt động liên quan đến lĩnh vực gia công, sơ chế, chế biến hải sản, tập trung tại các khu vực như xã Tân Hải (huyện Tân Thành), Cửa Lấp (phường 12, TP. Vũng Tàu) và các xã An Ngãi, Phước Hưng, Phước Tỉnh (huyện Long Điền).


Trong đó nghiêm trọng nhất là tình trạng ô nhiễm ở khu chế biến hải sản xã Tân Hải (huyện Tân Thành). Xã Tân Hải hiện có 22 cơ sở chế biến hải sản đang hoạt động.


Các ngành của tỉnh đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đến nay 22 cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường tại đầm chứa nước trước cống xả số 6 vẫn chưa được khắc phục.


Do bị ô nhiễm nặng nên nước thải từ đầm theo các pha triều xuống chảy qua cống xả số 6 ra sông Rạch Ván và đổ vào sông Chà Và, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong khu vực và hoạt động nuôi cá lồng bè phía hạ lưu sông Chà Và.


Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ tác động lớn đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản tại khu vực hạ lưu.


Theo kết quả kiểm tra và đánh giá của Viện Môi trường - Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh), nguồn nước sông Chà Và bị ô nhiễm chủ yếu bắt nguồn từ nước xả thải của các nhà máy chế biến thủy sản tại xã Tân Hải, từ hoạt động khai thác cát tại cửa Vịnh Gành Rái và do ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi.


Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững; đồng thời, xử lý các hoạt động sản xuất  kinh doanh gây ô nhiễm.


Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về thú y, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.


Hướng dẫn người nuôi tuân thủ việc thả giống theo đúng lịch thời vụ được khuyến cáo, chủ động áp dụng các nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động, xử lý ao nuôi.


Nhất là việc xử lý kịp thời nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, xử lý nước ao trước khi thải ra môi trường và động vật thủy sản bị mắc bệnh. Chủ động giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh. Từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng trên thị trường phục vụ cho nuôi trông thủy sản theo quy định.





 
Nhất Huyền





Nguồn:
https://nongthonmoihatinh.vn/Quy-trinh-ky-thuat/Hien-trang-va-giai-phap-cho-moi-truong-thuy-san-45615.html
https://www.baobaclieu.vn/nong-nghiep-nong-dan-nong-thon/xu-ly-nghiem-hanh-vi-gay-o-nhiem-moi-truong-trong-nuoi-trong-va-che-bien-thuy-san-65966.html
https://baria-vungtau.gov.vn/sphere/baria/vungtau/page/print.cpx?uuid=5b9092ac5256891b87b7e668

 
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn