Hồi sinh cây chè bằng phân sinh học
09:17 - 29/08/2017
Phân Goldtech G05 ngoài thành phân NPK cân đối, hợp lí còn chứa 23% hữu cơ, rất nhiều nguyên tố trung, vi lượng…

Trước thực trạng người trồng chè lạm dụng phân bón hóa học suốt thời gian dài, cộng việc thu hái bằng máy khiến cây suy kiệt, già cỗi, dẫn tới sâu bệnh, giảm năng suất, chất lượng, Cty Vigro đã hợp tác với TCty Chè Việt Nam (Vinatea) khảo nghiệm phân bón sinh học Goldtech G05 tại Cty Chè Mộc Châu (Sơn La). Kết quả mang lại vượt xa mong đợi.

Hộ trực tiếp làm khảo nghiệm

Theo các chuyên gia trong ngành chè, từ khi áp dụng biện pháp cơ giới thu hoạch máy, cây chè ngày một thiếu hụt lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là phân hữu cơ. Đặc biệt, do sử dụng phân bón hóa học thời gian dài để đạt năng suất khiến cây chè bị già cỗi, một số nơi do ảnh hưởng của phân hóa học khiến độ pH đất giảm chỉ còn 2,8 - 3,1, cây chè chùn lại phát triển chậm.

Vì vậy, Hiệp hội Chè Việt Nam khuyến cáo, ngoài việc cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng đa lượng là (NPK), việc bổ sung các chất trung, vi lượng và đặc biệt phân hữu cơ để cân bằng độ pH, cải tạo đất là việc làm sống còn để ngành chè phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Hồng Anh, thành viên Hội đồng quản trị Vinatea, phụ trách lĩnh vực kỹ thuật chia sẻ, Vinatea đang tiến hành cải tổ lại toàn bộ quy trình canh tác, sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm chè an toàn theo hướng hữu cơ, qua đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị cao hơn.

Để đạt được mục tiêu đề ra trong việc nâng cao giá trị cây chè trên một diện tích, theo ông Nguyễn Hồng Anh, khâu quan trong mang tính then chốt là quản lí thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón cân đối, phù hợp. Do đó, việc Vinatea kết hợp với Vigro đưa sản phẩm phân bón sinh học Goldtech G05 vào vùng chè Mộc Châu không nằm ngoài mục đích trên.

Ông Nguyễn Hồng Anh nhấn mạnh, kết quả bước đầu khảo nghiệm sản phẩm phân bón Goldtech G05 trên cây chè tại Mộc Châu rất khả quan, năng suất và hiệu suất thu hồi chè tăng. Các kết quả phân tích, xét nghiệm nội chất chè thành phẩm đều đạt các chỉ tiêu cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, Goldtech G05 sẽ là sản phẩm phân bón Vinatea xem xét đưa vào cơ cấu trong thời gian tới khi có thêm những kết quả bài bản, quy mô hơn.

Là đơn vị trực tiếp sử dụng, khảo nghiệm sản phẩm phân bón Goldtech G05 trên cây chè, ông Nguyễn Duy Chánh, Giám đốc Cty Chè Mộc Châu chia sẻ, trước đây doanh nghiệp rất "dị ứng" với sản phẩm phân bón lá do lo ngại khâu kiểm soát thuốc BVTV. Nhưng từ khi áp dụng mô hình tổ phun thuốc BVTV tập trung, đơn vị bắt đầu ưu tiên đưa các sản phẩm phân bón lá có gốc sinh học công nghệ cao vào canh tác nhằm từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chè.

Ông Chánh cho biết thêm, cho đến thời điểm hiện tại, kết quả khảo nghiệm sản phẩm phân bón sinh học Goldtech G05 đều làm các hộ trồng chè, cán bộ kỹ thuật, lãnh đạo công ty hài lòng. Vấn đề còn lại hiện nay, giữa Cty Vigro và Cty Chè Mộc Châu cần rà soát, thống nhất lại quy trình sử dụng sản phẩm sao cho tiết kiệm, hiệu quả, hợp lí nhất.

Quả thực, kết quả sử dụng sản phẩm phân bón Goldtech G05 trên cây chè tại Mộc Châu công bố tại hội thảo khiến tất cả chuyên gia trong ngành đều không khỏi ngỡ ngàng, bất ngờ khi giúp năng suất chè tăng hàng chục %. Hệ số sao chè đạt 4,2 - 4,5kg chè tươi được 1kg chè khô, thời gian thu hái giữa các lứa được thu hẹp nên có thể tăng thêm được 1 vụ chè/năm.

Đặc biệt, phân Goldtech G05 ngoài thành phân NPK cân đối, hợp lí còn chứa 23% hữu cơ, rất nhiều nguyên tố trung, vi lượng… không chỉ giúp tăng năng suất mà còn tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường vì gần như không phải sử dụng thuốc BVTV. Ngoài ra, phân bón Goldtech G05 còn giúp cải tạo lại cấu trúc, độ tơi xốp và pH trong đất theo hướng có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Theo chia sẻ từ lãnh đạo Vigro, sau khi đem sản phẩm chè thành phẩm sử dụng phân bón Goldtech G05 tại Mộc Châu test dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, nội chất cũng như mẫu chè tại Đức theo tiêu chuẩn châu Âu, tại Đài Loan theo tiêu chuẩn Đài Loan, tại Việt Nam theo tiêu chuẩn chè xuất khẩu đi Đài Loan và Nhật Bản đều cho kết quả không phát hiện (âm tính).

Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho chè Việt Nam xuất đi châu Âu thay vì chỉ phụ thuộc vào thị trường Pakistan và Trung Đông, từ đó giúp giá chè Việt Nam có thể tăng thêm 1,5 - 2 lần.


Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn