El Nino có khả năng quay trở lại, nhà nông cần đề phòng
11:34 - 08/05/2017
Dự báo El Nino có khả năng quay trở lại vào những tháng năm cuối năm 2017, khiến thời tiết nắng nóng, mưa chính vụ ít, mưa trái vụ nhiều, lũ bất thường…
Ảnh minh họa


Không những thế, El Nino có thể khiến nhiều nơi bị ngập úng, nơi thì hạn hán, ngập mặn. Vì vậy bà còn cần chú ý chuẩn bị phòng chống và khắc phục để cứu cây trồng và đất canh tác….  

El Nino có khả năng quay lại, dự báo sẽ nóng hơn

Nhắc đến El Nino, bà con không quên được đợt hạn hán năm 2015, gần 40.000 ha phải dừng sản xuất do thiếu nước, diện tích cây trồng bị hạn lên tới 122.000 ha và hàng chục ngàn người bị thiếu nước sinh hoạt.

Dù theo dự đoán của năm 2016, El Nino sẽ suy yếu dần. Song, vào đầu năm nay, hầu hết các cơ quan khí hậu trên thế giới đều dự báo70% hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino sẽ quay lại từ tháng 5-6/2017.Các chuyên gia cũng dự báo khu vực Đông Nam Á có thể khô hạn hơn bình thường trong khoảng thời gian tháng 7, tháng 8 và kéo dài đến hết năm, đặc biệt là Malaysia và Indonesia.

Còn ở Việt Nam, mùa mưa ở Bắc Bộ sẽ đến muộn hơn, lũ quét, sạt lở đất có khả năng xảy ra nhiều hơn năm 2016. Từ nay đến tháng 5, lượng mưa khu vực sẽ thấp hơn từ 10-30% so với cùng kỳ.

Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, mưa sẽ đến sớm hơn.Lũ lớn nhất năm ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức báo động 2-3. Tuy nhiên tình hình hạn nghiêm trọng, mặn xâm nhập gần như toàn bộ các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… sẽ tiếp tục và có thể trầm trọng hơn so với đợt cuối năm 2016.

Ông Lê Thanh Hải, PTGĐ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: “Nếu El Nino tiếp diễn đến mùa thu và đông thì mùa khô sắp tới sẽ có hạn hán và xâm nhập mặn”.  

Nông dân cần chuẩn bị để cứu cây và đất

Dưới tác động của El Nino, khí hậu thất thường, thời tiết nắng hè năm nay có thể nóng mạnh hơn trung bình nhiều năm, mưa chính vụ ít hơn nhưng mưa trái mùa sẽ tăng lên cùng khả năng xuất hiện bão mạnh và siêu bão khiến mất mùa, nhiều nơi ngập ú, nhiều nơi lại hạn hán kéo dài.

Như trong tháng 2 vừa rồi, mưa đá xuất hiện ở Sa Pa. Nhiều tỉnh miền Bắc cũng xảy ra mưa trái mùa với lượng trung bình từ 30 - 40 mm. Trong khi đó, ở miền Nam, mưa trái mùa kéo dài gần giữa tháng 3, gây hậu quả nặng nề ở ĐBSCL. Theo thống kê sơ bộ của một số tỉnh thành vùng ĐBSCL, diện tích lúa đổ ngã do mưa giông trái mùa lên đến cả ngàn héc ta. Không chỉ lúa, c nhiều diện tích xoài, chôm chôm, sầu riêng ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ... đang trổ bông bị rụng. Nhiều chuyên gia dự báo, mặn có thể nhập sâu hơn do mùa khô kéo dài đến 6 tháng.

Vì vậy, bên cạnh phải chuẩn bị đối phó với tình hình thời tiết bất thường, bà con cũng còn chú ý đến tình hình tái tạo và khắc phục đất. Vì khí hậu biến đổi như xuất hiện lũ lớn hay hạn hán kéo dài khiến đất canh tác biến đổi, xuất hiện các hiện tượng ngập úng, hạn hán, làm thay đổi cấu trúc đất, mất cân bằng hệ sinh thái đất.

Ví như với đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn đầu tiên bà con cần dùng nước để rửa muối, dung vôi đẩy Natri ra rồi bón phân lân, phân kali để giúp cây phục hồi, bên cạnh đó bón phân hưũ cơ để cải hiện cấu trúc đất, kích thích rễ phát triển trở lại để cung cấp dưỡng chất cho cây.

Còn với đất ngập úng, nước rút tới đâu thì bà con cần té rửa lá cây bị bùn đất bám vào đến đó, nhanh chóng tát hết nước ra khỏi ruộng, rồi tưới gốc bằng nước sạch hoà supe lân với tỷ lệ 0,2kg supe lân trong 10 lít nước. Supe lân có tác dụng khử các chất độc trong đất hình thành khi đất bị thiếu không khí trong quá trình ngập nước, kích thích rễ phát triển, cây nhanh hồi phục. Khi cây hồi phục, lá có màu xanh trở lại, rễ trắng ra thì bà con cần bón phân hữu cơ vào khoảng cách giữa hai cây để rễ con có chất dinh dưỡng phát triển, nuôi và phục hồi cây.  

Chọn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại phân bón tốt, sản xuất theo tiêu chuẩn của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật, Mỹ, Hà Lan… Bà con có thể chọn sử dụng sản phẩm phân bón WOPROFERT 4 -3- 3 của Hà Lan. Thành phần chứa lượng lớn hợp chất hữu cơ chủ yếu, chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Mo, B, Zn, Cu... phân Woprofert Element 4-3-3 cũng tác động tích cực đến đất canh tác như sau:

Giữ hàm lượng mùn có trong đất;

Cải thiện cấu trúc đất; giúp đất tơi xốp thoáng khí.

Kích thích hoạt động của các sinh vật có trong đất;

Bổ sung nguồn chất dinh dưỡng tự nhiên;

Giữ lại những chất dinh dưỡng thiết yếu rồi giải phóng các chất dinh dưỡng không cần thiết cho cây với liều lượng hợp lí nhằm tiết kiệm, tối ưu hóa cho việc sử dụng phân bón của cây trồng;

Chống xói mòn;

Cải thiện khả năng chống chịu sâu bệnh cho đất;

Gia tăng khả năng giữ nước của đất, giúp lưu giữ lại dòng chảy bề mặt và biến chúng thành dòng chảy ngầm trong lòng đất để nuôi cây trồng;

Nhiều bà con nhà nông nhận định, sau khi bón phân hữu cơ Woprofert Element 4-3-3 đã giúp cho đất tơi xốp và phì nhiêu hơn, rễ phát triển mạnh hơn và cây cho năng suất cao hơn. Từ đó giúp nhà nông thu được lợi nhuận đáng kể.

 
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn