Ứng dụng chế phẩm sinh học - giải pháp an toàn, hiệu quả để bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững
16:09 - 28/07/2015
(MTNT) - Hiện nay, phát triển chăn nuôi chiếm trên 50% tỷ trọng trong nông nghiệp và đang trên đà tăng trưởng khá, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Ảnh minh họa

Chính phủ đã có chủ trương dồn điền đổi thửa, ngân hàng có các chính sách hỗ trợ vốn cho chăn nuôi, càng ngày quy mô chăn nuôi mô hình trang trại ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các loại chất thải trong chăn nuôi trang trại đa phần vẫn chưa được xử lý đã và đang gây ra ô nhiễm, ảnh hưởng đến chính sức khỏe của vật nuôi và sức khỏe của con người.


Môi trường ô nhiễm là nơi lưu giữ mầm mống bệnh tật, tác nhân làm chậm sự sinh trưởng của vật nuôi. Đối với vật nuôi phải sống liên tục trong môi trường ô nhiễm sẽ giảm sức đề kháng và rễ bị các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh đường hô hấp như : tiêu chảy, ho, hen khẹc, …


Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí: chất thải khí bao gồm CO2, NH3… đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính; chất thải rắn là phân, thức ăn thừa. Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng...

 
Để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, có nhiều công nghệ hiện đại. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng mô hình mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, hai biện pháp được đánh giá có nhiều ưu điểm là sử dụng hầm biogas và chế phẩm sinh học.

 
Mô hình xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn bằng chế phẩm sinh học được triển khai thành công ở một số tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Hà, Hải Dương, Nam Định không chỉ giúp tạp ra nguồn phân hữu cơ vi sinh phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng độ phì nhiêu của đất. Đặc biệt, việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp người dân hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.
 
 
Hiệu quả của mô hình trước hết là đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực nuôi và khu vực xung quanh. Khi nước tiểu và phân từ lợn thải ra được vi sinh phân hủy hết, chính vì vậy trong chuồng lợn không còn mùi hôi. Đồng thời, việc sử dụng đệm lót sinh học sẽ tạo cho chuồng nuôi có một tiểu khí hậu tốt: Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, không khí trong lành, không có mùi thối, khí độc, giảm thiểu vi sinh vật gây bệnh; không cần thu dọn phân và tẩy rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi; đệm lót lên men không dễ bị mốc và biến chất, năng lực phân giải mạnh.


Vì không sử dụng nước rửa và tắm cho gia súc nên trong chuồng không có chỗ cho ruồi, muỗi sinh sôi và vì vi sinh vật nhanh chóng phân giải phân nên cũng không có chỗ cho chúng đẻ trứng. Nhờ hệ vi sinh vật hữu ích tạo được bức tường lửa ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh nên chăn nuôi theo công nghệ này hạn chế được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súc với nhau cũng như giữa gia súc với người. Với kỹ thuật làm lớp lót đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm như: Mùn cưa, trấu, bột ngô và men vi sinh. Nền đệm lót có thời gian sử dụng từ 4 – 5 năm, đây là một phương pháp hiệu quả cả về mặt kinh tế, lẫn môi trường. Khi đi thăm mô hình một số hộ nông dân cho biết: Ngoài những ưu điểm tránh được mùi hôi trong chăn nuôi, giảm công lao động và giảm rõ rệt các bệnh dịch, nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, tạo môi trường, khí hậu tốt, góp phần giúp lợn tăng trọng hơn so với lợn chăn nuôi ở ô chuồng không sử dụng đệm lót (cùng lứa) từ 15-20%, tức từ 3-5 kg/con khi xuất chuồng.


Ngoài việc khử mùi hôi thối cho gia súc gia cầm, chế phẩm còn có tác dụng làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh. Khi phối trộn một liều lượng nhỏ vào thức ăn của gia súc, gia cầm có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn, kích thích khả năng sinh sản, tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi, tiêu diệt các vi sinh vật có hại.


Đối với môi trường, chế phẩm có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi thối, nên khi phun vào bãi rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi có tác dụng khử mùi hôi một cách nhanh chóng; đồng thời số lượng ruồi muỗi, ve, côn trùng giảm hẳn. Chế phẩm có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzim phân hủy có khả năng phân hủy các hóa chất nông nghiệp tồn dư, môi trường được cải thiện.


Sử dụng chế phẩm sinh học giúp cho vật nuôi hấp thụ thức ăn triệt để, cung cấp các vi khuẩn có lợi nâng cao bộ máy tiêu hóa qua đó làm giảm sự ô nhiễm trong chất thải và lượng chất thải của vật nuôi. Ngoài ra chế phẩm sinh học còn làm tăng năng xuất và chất lượng thịt, ít dịch bệnh, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, giải quyết tốt môi trường chăn nuôi.


Xây dựng hầm biogas để sử lý chất thải trong chăn nuôi tương đối gọn nhẹ, dễ sử dụng, chi phí đầu tư ít, phù hợp với nhiều mô hình chăn nuôi. Đây là quy trình làm phân hủy các chất hữu cơ còn thừa của chất thải chăn nuôi để sản sinh ra một chất khí cháy được gọi là khí sinh học có tác dụng giúp bà con đun nấu, thắp sáng và có thể dùng nguồn khí này cho máy phát điện.
 
 
Kết hợp sủ dụng chế phẩm sinh học với xây hầm biogas cho trang trại chăn nuôi là cách sử lý môi trường tốt nhất cho bà con. Chế phẩm sinh học giải quyết vấn đề ô nhiễm từ ngay trong quá trình tiêu hóa thức ăn của vật nuôi giúp vật nuôi khỏe mạnh, con hầm biogas sẽ giải quyết phần ô nhiễm còn lại và nó thành một vòng khép kín đem lại những lợi ích to lớn cho bà con và cho cả cộng đồng.
 
Mai Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn