ô nhiễm làng nghề Tính đến tháng 12/2010, cả nước có 255 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 69.000 ha. Các khu công nghiệp đã thu hút được 3.900 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 54 tỷ USD và 4.664 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 310 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay cả nước có gần 4.600 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động. Đây là hai khu vực sản xuất có tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên, cũng đối diện không ít bất cập trong quá trình phát triển đó, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường.
Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh ở các làng nghề đang có xu hướng tăng. Tuổi thọ cũng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước, có tới 46% số làng nghề bị ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng tăng.
Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh ở các làng nghề đang có xu hướng tăng. Tuổi thọ cũng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh, phổi, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% tại các làng sản xuất kim loại, tái chế phế thải do bị nhiễm độc từ khói bụi, hoá chất, quá tải về tiếng ồn.
Nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh ở các làng nghề đang có xu hướng tăng. Tuổi thọ cũng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh, phổi, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% tại các làng sản xuất kim loại, tái chế phế thải do bị nhiễm độc từ khói bụi, hoá chất, quá tải về tiếng ồn.
Thành phố Hà Nội có 1.270 làng nghề đang hoạt động, được phân bổ ở 19 quận, huyện, thị xã, chiếm gần 56% tổng số làng nghề của cả nước. Hầu hết các làng nghề đang đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Toàn tỉnh An Giang hiện có 607 cơ sở sản xuất gạch xây dựng, với 1.698 miệng lò sản xuất gạch ngói theo phương pháp thủ công, tổng công suất 730 triệu viên/năm, tập trung các huyện Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành.
Ở làng nghề rèn nông cụ và sản xuất lưỡi câu thường sử dụng nguyên liệu đầu vào là sắt, thép phế liệu và nhiên liệu như than củi, than đá đốt lò, tạo ô nhiễm chủ yếu từ chất thải rắn có thể ngấm xuống lòng đất. Việc sử dụng than củi và than đá đốt lò gây ô nhiễm không khí và gây tiếng ồn khi rèn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Các làng nghề dệt, nhuộm sử dụng hóa chất nhuộm thường được đổ vào các hố nước tự đào ngay tại chỗ. Riêng các với cơ sở mộc, chạm khắc gỗ và đóng xuồng, ghe, yếu tố gây ô nhiễm chính của các làng nghề này là tiếng ồn, bụi gỗ, hơi dung môi phát tán rộng ra chung quanh từ khâu sản xuất.
Vấn đề chung nhất đối với các làng nghề là phần lớn chất thải rắn không được thu gom, xả thẳng vào môi trường. Dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở làng nghề còn diễn biến phức tạp nếu không cương quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật. Cùng đó, ô nhiễm làng nghề cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho người dân lao động và sinh sống ở chính làng nghề.
Thu Hường