Khắc phục hiện tượng cá trắm bị nổi lên mặt nước
13:08 - 27/07/2016
Bạn quan sát kỹ xem cá nổi vào lúc sáng sớm đến mặt trời lên cao thì cá lặn hay nổi suốt ngày. Cá nổi bơi có định hướng hay bơi lờ đờ.
Ảnh minh họa


Hỏi: Ao cá 1 mẫu, sâu 4m, thả cá trắm, trôi, mè, chép được 4 tháng. Mấy ngày qua cá trắm bị nổi lên mặt nước, xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
 

Trả lời: Bạn quan sát kỹ xem cá nổi vào lúc sáng sớm đến mặt trời lên cao thì cá lặn hay nổi suốt ngày. Cá nổi bơi có định hướng hay bơi lờ đờ.

Nếu nổi đầu vào lúc sáng sớm là do cá bị thiếu oxy, khắc phục bằng cách tăng quạt nước hoặc bơm nước nhân tạo, thay nước mới, bón bổ sung chế phẩm sinh học. Trường hợp cá nổi suốt ngày, bơi không định hướng quan sát bên ngoài thẩy vảy bong tróc, có nhiều vết đỏ lở loét là cá bị bệnh đốm đỏ.
 

Nguyên nhân do ô nhiễm nước, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho cá. Khắc phục bằng cách khử trùng nước ao (hoặc bể) bằng một trong các hóa chất sau: KMn04; Iodine; BKC… liều theo hướng dẫn trên bao bì. Tắm cho cá bằng nước muối 3 phần nghìn, thời gian 15 - 20 phút, trộn một trong các loại kháng sinh sau cho cá ăn liên tục từ 5 -7 ngày, liều theo hướng dẫn trên bao bì: Florphenicol, Doxycycllin hoặc Amoxicilin. Quản lý để nước không ô nhiễm, cho ăn theo nguyên tắc "4 đúng", bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá. Cá bệnh phải tiến hành khử trùng nước và trộn kháng sinh cho cá ăn.
 


Hỏi: Xin cho biết các yêu cầu về vệ sinh thú y trước khi đưa gia cầm vào nuôi?
 

Trả lời:

+ Vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả gia cầm: Dọn vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ chuồng nuôi; để khô sau 0,5 - 1 ngày, phun thuốc sát trùng, quét vôi (dùng vôi cục, vôi bột để trực tiếp xuống nền chuồng, đổ nước đủ cho vôi nở hết, dùng chổi quét vôi kín tường và nền chuồng).

+ Sau khi quét vôi, hạn chế người và các động vật khác vào chuồng nuôi; khi nuôi gia cầm thịt, để trống chuồng 15 ngày; khi nuôi gia cầm đẻ, để trống chuồng 30 ngày mới nuôi lứa khác.

+ Xung quanh chuồng gà cần cắt sạch cỏ, phát quang cây rậm, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột.

+ Máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, cót quây, thúng, chổi, phương tiện vận chuyển gia cầm con… đều phải sạch, phơi nắng, phun thuốc sát trùng hoặc xông sát trùng.

Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn