Săn bắt chim trời mùa nước nổi theo kiểu tận diệt
09:20 - 19/10/2017
Tận dụng nước lũ tràn vào đồng ruộng và dâng cao hơn trung bình nhiều năm nên một số người dân các xã trên địa bàn huyện Tam Nông, Tân Hồng, Tháp Mười, Cao Lãnh... của tỉnh Đồng Tháp đã làm bẫy bắt chim, cò… các loại.
Chim cồng cộc non to buộc trên nón làm mồi nhử.


Chồng chị Nguyễn Thị Lục ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, huyện Tam Nông cho biết: Từ cuối tháng 6/2017 đến nay, nước lũ đậm đặc màu phù sa từ ngoài sông, kênh, rạch… tràn vào đồng ruộng, vườn tược, ao hầm ở cánh đồng hàng ngàn hecta này. Nước ngập mênh mông, không ít nông dân - nhất là những thanh niên trai tráng ở địa phương đã dùng nón lá cũ, kiềng dây chì cho cứng rồi quấng quanh vòng tròn nón lá các cọng dây leo như rau muống, đọt nhãn lồng…

Sau khi ngụy trang nón lá, người săn bẫy chim, cò buộc phía trên nón con chim cồng cộc non to làm mồi nhử. Xong, người săn bẫy đội chiếc nón đã ngụy trang trên đầu có con chim cồng cộc, tay cầm súng chĩa săn tự chế… lội xuống ruộng nước ngập tới cổ để dẫn dụ những con chim, cò bay tới gần rồi dùng súng chĩa tự chế ngắm bắn.

Với cách bẫy, bắn như vậy, trung bình mỗi ngày một người săn được từ 10 - 15 con chim, cò các loại. Ngày nào, săn trúng cũng trên 20 con. Bán giá bình quân 15.000đồng/con. Nếu bẫy bắn được chim Nhan Điển bán mỗi con được từ 150.000 - 200.000đồng/con.

Hình thức săn bắt tận diệt như trên là sát hại động vật hoang dã, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái... gây tác hại đến đa dạng sinh học. Mong rằng mọi người hãy nêu cao ý thức tự giác, không săn bắt, vận chuyển, mua bán trái phép các loại động vật hoang dã, hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã cho thiên nhiên được trong lành và giữ gìn hệ sinh thái bền vững.

Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn