Nâng khả năng chống chịu sâu bệnh cho lúa xuân
09:07 - 28/12/2017
Để chủ động cho vụ lúa xuân 2018 thắng lợi, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sâu bệnh hại, bà con nông dân cần chủ động làm tốt một số giải pháp cấp bách...

Theo kinh nghiệm của nhà nông, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nhằm ngày Kỷ Mão, dự báo “Mễ quý, tằm thiểu, đa trùng”, ngày 10 tháng giêng nhằm ngày Mậu Tý “Hoàng trùng”, đêm rằm tháng 8 vừa qua trời rất nhiều mây, có thể những tháng giêng, hai nhiều mưa phùn nên dự báo vụ lúa xuân tới trời mưa ẩm và dịch bệnh nhiều.  
 

Bài học từ vụ lúa mùa 2017

Nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp dự báo vụ lúa xuân 2018 là vụ lúa cần hết sức chú ý, cảnh giác. Lịch sử vẫn còn đó những bài học nhãn tiền, đặc biệt vụ lúa mùa vừa qua các tỉnh miền Bắc và miền Trung thất bát khá nặng, thậm chí một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng còn mất mùa, năng suất giảm trên 50%.

Bà con nông dân nên lựa chọn phân bón Văn Điển sử dụng cho vụ lúa xuân 2018 để đạt hiệu quả cao nhất

Lí do khiến miền Bắc mất mùa giảm năng suất lớn vụ lúa mùa vừa qua ngoài yếu tố thời tiết, lũ lụt thì chuột và sâu bệnh, mà chủ yếu nhện gié và virus lùn sọc đen là nguyên nhân gây hại chính. Những đối tượng trên hiện đang vẫn còn tiềm ẩn rất lớn trong cỏ, gốc rạ, đèo lúa trên đồng ruộng.

Gần hai tháng qua, tuy trời khô hanh nhưng chỉ một số địa phương như Hải Dương, Hưng Yên và một số ít tỉnh, thành khác đã cày ải, còn nhiều vùng, kể cả những nơi có ổ dịch lớn nhất miền Bắc, đồng ruộng vẫn hoang hóa, cuối tháng 12 vẫn còn rất nhiều ruộng chưa được cày ải.

Hệ lụy trên không chỉ lượng phèn tiềm tàng được mao mạch dẫn lên tích tụ trong tầng đất canh tác, mà nguồn dịch bệnh nguy hiểm dễ sống qua đông sẽ là những mối nguy tiềm ẩn gây hại lớn cho vụ lúa xuân tới.
 

Để chủ động cho vụ lúa xuân 2018 thắng lợi, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sâu bệnh hại, bà con nông dân cần chủ động làm tốt một số giải pháp cấp bách sau:

- Trước mắt, cần vệ sinh đồng ruộng, tạo môi trường trong lành cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Đến nay, số ngày khô hanh chắc không còn nhiều vì thời tiết đã chuyển sang rét ẩm, mưa phùn, gió rét. Không được ải thì làm tốt khâu “dầm ngấu”, tranh thủ cày cho đất được hả hơi, sau đó tận dụng nguồn nước đổ ải đầu vụ (từ 16 - 19/1/2018) để ngâm dầm. Nên sử dụng tập đoàn nấm đối kháng Trichoderma hoặc các chế phẩm tương tự, rải đều trên rơm rạ trước khi cày úp hoặc bừa ngả.

- Thực tiễn cho thấy “Nhân cường bệnh nhược”, để cây lúa phòng bệnh tốt, trước hết phải giúp cây lúa khỏe. Ruộng nhiều chua phèn, đất càng thiếu lân dễ tiêu thì cây lúa càng bị kìm hãm.

Cổ nhân dạy “Nhất thì, nhì thục” nên việc linh hoạt lựa chọn thời điểm và phương thức gieo cấy thíc hợp, làm đất thối ngấu, triệt nguồn sâu bệnh, lựa chọn và sử dụng phân bón khoa học, điển hình là sử phạng sản phẩm phân bón thân thiện môi trường và tiết kiệm như phân bón Văn Điển chắc chắn sẽ đem đến cho bà con nông dân có vụ lúa xuân 2018 thắng lợi.

Theo ý kiến của các nhà nông hóa thổ nhưỡng thì các loại phân lân có gốc axit, khi bón xuống ruộng chua phèn vừa làm tăng độ chua của đất, vừa lãng phí vì phần lân hòa tan sẽ dễ dàng bị các chất phèn kết tủa, chuyển hóa thành dạng cây khó sử dụng.  
 

Ưu điểm của phân bón Văn Điển

Khác với những loại phân bón thông thường khác, phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân khoáng có nguồn gốc từ tự nhiên, quá trình chế biến tuyệt đối không sử dụng các biện pháp hóa học mà bằng công nghệ vật lí nhiệt, nấu chảy các loại quặng apatis, secpentyn, sa thạch… ở nhiệt độ trên 1.500 độ C, sau đó được làm lạnh đột ngột nên là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài chất lân còn có nhiều chất trung, vi lượng mà các loại phân bón khác không có.

Cụ thể, theo các công trình khoa học đã được nghiên cứu, công nhận và công bố, trong lân nung chảy Văn Điển có chứa P2O5 hữu hiệu từ 15 - 19%, MgO từ 15 - 18% ,SiO2 từ 24 - 32%, CaO từ 28 - 34% và nhiều chất dinh dưỡng vi lượng khác như: Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
 

Theo kết quả phân tích của các nhà khoa học Nhật Bản, phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ trên 98% và có khả năng khử chua, cải tạo đất rất tốt. Bón 1kg lân nung chảy tương đương bón 0,5kg vôi sống.

Thực tiễn sản xuất các tỉnh từ miền Nam đến miền Bắc, từ các tỉnh đồng bằng đến các tỉnh miền núi cho thấy: Những chân ruộng chua phèn (khi lội ruộng thấy có màu vàng bám vào chân) thì không có phân bón nào hiệu quả cao hơn phân nung chảy Văn Điển.

Tùy mức độ chua phèn mà lựa chọn phân lân nung chảy hay phân bón đa yếu tố NPK công thức 6:11:2, 10:10:5 hay 5:10:3… để bón lót sâu, bón trước bừa cấy. Bừa xong, chờ lắng bùn, trong nước rồi tháo cạn nước trong mới gieo cấy. Bởi khi nước đã trong thì tất cả các loại phân bón đều được đất hấp thu và lắng xuống, chỉ có chất chua phèn được hòa tan và còn lại trong nước. Như vậy, nước đó không có lợi nhiều cho cây lúa, cần gạn bỏ.
 

- Thời điểm gieo cấy: Từ thực tế chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nhiều thập kỷ qua, tỉnh Thái Bình đã tổng kết: Lúa xuân trỗ vào tuần 2 tháng 5 có xác suất an toàn cao nhất. Thực tế, cây lúa sinh trưởng trong 1 ngày trời ấm có thể bằng trên 10 ngày rét. Vì vậy, lúa xuân cấy sớm có thể mất mùa, cấy muộn có nhiều cơ hội cho năng suất cao. Và các giống lúa cảm ôn ngắn ngày có thể gieo cấy an toàn đến tuần đầu tháng 3.

Vụ xuân 2018 được dự báo rét sớm hơn và rét nhiều hơn vài năm gần đây, rét kéo dài đến tết Nguyên đán. Mặt khác, so với âm lịch thì lập xuân trước tết âm lịch 11 ngày, nghĩa là có thể rét đậm rét hại đến giữa tháng 2. Như vậy, nông dân có thể yên tâm vui tết và bình tĩnh tập trung gieo cấy vào những ngày đầu tháng giêng khi trời ấm.

Do trong phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ, cân đối hàng chục thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng nên giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh cận đối, cây cần dinh dưỡng đến đâu và cần loại nào thì rễ tiết axit hòa tân hấp thụ loại đó, đặc biệt trong phân bón Văn Điển có chứa 24 – 32% silic, một nguyên tố rất quan trọng giúp hình thành máng tế bào ngăn ngừa và hạn chế hiệu quả sâu bệnh hại trên cây lúa.
 

Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn