Tăng cường bảo vệ môi trường làng nghề
09:31 - 30/07/2023
 (MTNT) – Hiện nay, các làng nghề có đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy vậy, hệ lụy với môi trường từ các làng nghề từ lâu nay vẫn là điều đáng bàn.
Để làng nghề Việt Nam phát triển bền vững, cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như­ quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trư­ờng thôn, xóm, tăng cư­ờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động



Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trở nên bức xúc và nhận đư­ợc sự quan tâm của cộng đồng. Để làng nghề Việt Nam phát triển bền vững, cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như­ quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trư­ờng thôn, xóm, tăng cư­ờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật. Các biện pháp xử lý chất thải chỉ có thể khả thi khi nó đơn giản, đầu tư­ thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.


Một điều rất rõ ràng là môi trường làng nghề chỉ thực sự được cải thiện khi cộng đồng dân cư trong làng nghề nhận thức được sự cần thiết và với vị trí trách nhiệm của mình dù là chủ cơ sở sản xuất, các cán bộ quản lý chính quyền địa phương hay bà con dân cư sinh sống tại làng nghề đều có hành động cụ thể, tích cực, góp phần từng bước giảm thiểu các tác động ô nhiễm do hoạt động sản xuất.


Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, việc cốt lõi là chúng ta cần tác động đến nguyên nhân trực tiếp là xử lý rác thải tại nguồn, hạn chế đến mức tối đa 2 hành động là đốt rác và xả thẳng nước, rác ra môi trường.


Nước thải của làng nghề tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nhiều hơn nước thải sinh hoạt, do vậy cần có đo lường và từ đó xử lý triệt để. Bởi lẽ, đặc thù sản xuất tại các làng nghề chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm.


Do vậy cần có chế tài buộc các làng nghề ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất cần dành tài chính cho việc bảo vệ môi trường. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các hội làng nghề truyền thống trong công tác bảo vệ môi trường.


Kết hợp trách nhiệm của các hội với cơ quan hành chính và tổ chức các chương trình phối hợp cùng những tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Qua đó gắn trách nhiệm bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất tại làng nghề…


Phát huy trách nhiệm của từng hộ gia đình có nghề để bảo vệ môi trường. Không chỉ yêu cầu ký cam kết bảo vệ môi trường mà các hộ, các cơ sở làm nghề phải tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường chung và tích cực giáo dục thành viên gia đình, giáo dục con cháu, thanh thiếu niên có trách nhiệm bảo vệ môi trường, ít nhất không gây ô nhiễm môi trường.


Đồng thời cần đẩy mạnh phối hợp với Chương trình xây dựng Nông thôn mới trong tuyên truyền, vận động người dân, hộ gia đình góp sức bảo vệ môi trường.


Cùng với đời sống tăng cao, hộ làm nghề cần đáp ứng đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, nếu đã gây ô nhiễm thì phải xử lý ngay thì mới công nhận để tiếp tục được sản xuất. Đẩy mạnh thanh, kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm về môi trường, xử phạt nghiêm để làm gương.


Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng chung của các cụm làng nghề và ở mỗi làng nghề về bảo vệ môi trường. Thường xuyên nghiên cứu để hoàn thiện hạ tầng môi trường của các làng nghề; đánh giá mức độ ô nhiễm của mỗi làng nghề, cụm làng nghề và hướng giải quyết.


Cùng với đó là tiếp tục công tác quy hoạch cụm làng nghề, di dời các cơ sở sản xuất trong các làng nghề vào cụm công nghiệp làng nghề theo quy hoạch đã được phê duyệt.


Làng nghề có vai trò quan trọng trong đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nhất là việc làm thời vụ, nâng cao thu nhập cho nông dân.


Người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ nên thường xuyên có những thời gian nhàn rỗi dẫn đến dư thừa sức lao động.


Trong lúc nhàn rỗi, người nông dân có thể tham gia vào sản xuất các sản phẩm truyền thống. Không những sức lao động sẽ được sử dụng triệt để mà việc sản xuất còn tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đảm bảo cuộc sống.


Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống không kén chọn nên có thể sử dụng lao động với độ tuổi rất phong phú. Có thể là người già, trẻ em và cả người khuyết tật. Chính vì thế, làng nghề truyền thống đã, đang và sẽ giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước.


Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường nông thôn (Điều 58) và bảo vệ môi trường làng nghề (Điều 56); bao gồm các quy định về trách nhiệm quản lý chất thải phát sinh từ khu vực nông thôn, làng nghề.



Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng đã quy định về việc phân loại chất thải tại nguồn nhằm quản lý và tận dụng tối đa chất thải phát sinh để tái chế, tái sử dụng, tối ưu hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.


Theo đó, chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn cần được phân loại thành chất thải cần phải quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp cần được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.



Đối với trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề (phần lớn thuộc khu vực nông thôn) đã được quy định cụ thể để đảm bảo xây dựng phương án bảo vệ môi trường trong đó có chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất từ khu vực làng nghề.


Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ cũng đã quy định chi tiết nội dung bảo vệ môi trường nông thôn, làng nghề, đồng thời hướng dẫn chi tiết các quy định về quản lý chất thải, bao gồm quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải phát sinh chất thải sản xuất, các hộ gia đình phát sinh chất thải sinh hoạt; yêu cầu về năng lực thu gom, xử lý chất thải của các đơn vị có chức năng.


Các địa phương cần sớm có quy hoạch làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư. Đồng thời, các khu vực này phải xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường.




 
Xuân Hòa
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Nông dân với chương trình môi trường nông thôn