Sau “nói không với túi nilon”, tới đây người dân đảo sẽ “nói không với ống hút nhựa” để hướng tới mục tiêu Vì một Cù Lao Chàm không có rác thải nhựa.
“Những việc làm ý nghĩa như “xách giỏ đi chợ”; các em nhỏ tận dụng giấy, báo để làm thay bao bì túi nilon hay việc khai thác cua đá, tôm hùm và các nguồn lợn khác một cách văn minh, có kiểm soát đã và đang tạo nên một Cù Lao Chàm rất riêng, rất đặc trưng” – ông Hùng nói và chia sẻ chính điều này đã thu hút lượng lớn các nhà nghiên cứu, tổ chức giáo dục, tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới đến với đảo.
Theo ông Hùng, sau gần thập kỷ trở thành KDTSQ, Cù Lao Chàm đã và đang tạo được niềm tin, sự yêu mến của du khách trong và ngoài nước. Cùng với sự nỗ lực của người dân và chính quyền xã đảo, chất lượng môi trường tại đảo đang được cải thiện rõ rệt.
Tài nguyên sinh vật trên rừng, dưới biển được bảo tồn nguyên vẹn, sinh kế người dân chuyển từ khai thác thủy sản bấp bênh sang dịch vụ du lịch một cách bền vững.
Từ chỗ san hô bị khai thác để làm cảnh, làm vật liệu xây dựng, đến nay người dân đã chủ động thực hiện trọn vẹn công nghệ phục hồi san hô. Từ chỗ bắt rùa, thu trứng để ăn, đến nay bà con đảo Cù Lao Chàm đã chung tay, góp sức trong công cuộc tái phục hồi và bảo vệ loài bò sát cổ cực kỳ quý hiếm của thế giới.
Cũng tại nơi này, hếu hết nguồn tài nguyên được định hướng khai thác một cách văn minh, có trách nhiệm.
|
Người dân ký cam kết không sử dụng ống hút nhựa ở Cù Lao Chàm. |
Các sản phẩm trong khu sinh quyển đang được định hướng phát triển ổn định về chất lượng, hướng tới thân thiên môi trường và sẽ được gắn kết nhãn hiệu chứng nhận KSQ. Quy trình này sẽ tạo được sự gắn kết giữa người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý để cùng tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của KSQ.
Ông Hùng cũng cho biết, để phát huy giá trị của Phố cổ Hội An, KDTSQ thế giới Cù Lao Chàm và Nghệ thuật hô hát Bài Chòi, lãnh đạo Tp. Hội An đã hoạch định chiến lược nhằm phát triển TP theo định hướng sinh thái – văn hóa – du lịch dựa trên nền tảng của 3 di sản thế giới này.
“Đây chính là một lợi thế vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của TP, một món quà vô giá của thiên nhiên ban tặng và là tài sản quý báu của ông cha để lại cho con cháu sau này” – ông khẳng định.