Bạc Liêu phấn đấu có 49/49 xã đạt chuẩn nâng cao vào năm 2030
08:56 - 20/06/2022
Bạc Liêu sẽ có 49/49 số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, trong đó 27/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2030.
Tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030 có 49/49 số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, trong đó 27/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Ảnh: Quốc Việt.


Tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, Bạc Liêu đặt mục tiêu đến năm 2030 có 49/49 số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, trong đó 27/49 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu bao gồm: Huyện Phước Long 7 xã, huyện Hồng Dân 4 xã; huyện Vĩnh Lợi 4 xã; huyện Đông Hải 5 xã; huyện Hòa Bình 3 xã; thị xã Giá Rai 3 xã và TP Bạc Liêu 1 xã.

Ngoài ra, có 7/7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM nâng cao, trong đó 3/7 số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM mới kiểu mẫu (huyện Phước Long, TP Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi). Tỉnh Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao vào năm 2030.

Chủ tịch UND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Phạm Văn Thiều: Đề hoàn thành được kế hoạch đề ra, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đối với nuôi thủy sản tỉnh sẽ khai thác, sử dụng có hiệu quả Dự án xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, đến năm 2030 có từ 10 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên.

Trong đó, có từ 9 vùng nuôi trồng thủy sản trở lên và 1 vùng sản xuất giống thủy sản, quy mô diện tích trên 4.000 ha. Mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản đạt 2.000 triệu USD, trong đó, thủy sản ước đạt 1.500 triệu USD.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – Phạm Văn Thiều cho biết: Hiện nay, tỉnh đang tập trung xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn thông qua hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thống nhất áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất bền vững VietGAP, GlobalGAP,… hoặc theo yêu cầu cụ thể từng thị trường.

Đến năm 2030, tỉnh Bạc Liêu có từ 10 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên. Ảnh: Quốc Việt.

Đến năm 2030, tỉnh Bạc Liêu có từ 10 vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trở lên. Ảnh: Quốc Việt.

Đảm bảo số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở doanh nghiệp kinh doanh, chế biến; hình thành các “hội đồng ngành hàng” để thống nhất quản lý và phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu; làm chủ việc cung ứng các nguyên liệu chính (giống, thức ăn gia súc, phân bón), xây dựng thương hiệu. Tập trung vào các sản phẩm đặc sản nhằm phát huy bản sắc, lợi thế của các địa phương, gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Theo ông Thiều nhấn mạnh, tỉnh sẽ chỉ đọa hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài ra, tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước phát triển thương hiệu OCOP của tỉnh trên thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Tỉnh Bạc Liêu đang hướng đến sản xuất nong nghiệp theo hướng hữu cơ an toàn. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Bạc Liêu đang hướng đến sản xuất nong nghiệp theo hướng hữu cơ an toàn. Ảnh: Trọng Linh.

“Qua đó, sẽ có khoảng 40% sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh Bạc Liêu xuất khẩu có thương hiệu, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc và khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản qua chế biến và chế biến sâu. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Trong đó, thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm”, ông Thiều khẳng định.

Đến năm 2030, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo qua các hình thức như: Truyền nghề, chuyển giao công nghệ, đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 74%.

Đồng thời, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển cân đối nhu cầu và đáp ứng yêu cầu thị trường, đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.


Quốc Việt - Trọng Linh
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Nông dân với chương trình môi trường nông thôn