|
Hội ND các huyện, thị, thành phố đã thành lập được 332 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn như: Xây dựng tuyến đường “sáng xanh, sạch, đẹp”, tổ thu gom rác thải, hàng rào xanh... |
Từ 10 năm (2008-2018), Hội ND tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh chương trình phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 82 lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu; tuyên truyền Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành TW Hội NDVN về nâng cao trách nhiệm của Hội NDVN tham gia bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, Luật Bảo vệ môi trường, phân loại và thu gom rác thải tại nguồn cho 6.540 cán bộ, hội viên, nông dân; tổ chức 62 lớp tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm cho 3.170 lượt hội viên, nông dân; vận động hàng ngàn hộ gia đình hội viên, nông dân ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Hội đã tổ chức 15 hội thi như: Hội thi nông dân bảo vệ môi trường nông thôn, nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới, Nhà Nông đua tài, Nông dân với công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... thu hút gần 8.000 hội viên, nông dân tham gia.
Hội phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phát sóng 45 phóng sự tuyên truyền các gương người tốt việc tốt, hoạt động của Hội các cấp về các nội dung liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Hội đã in ấn và cấp phát 6.700 tờ rơi về an toàn vệ sinh thực phẩm như: Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm trong trồng rau; sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y có trách nhiệm trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản chế biến tới 138 cơ sở Hội, 1061 chi, tổ Hội.
Hội ND các huyện, thị, thành phố đã thành lập được 332 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn như: Xây dựng tuyến đường “sáng xanh, sạch, đẹp”; xây dựng các bể chứa vật tư nông nghiệp, thuốc trừ sâu tại các đồng ruộng; mô hình xử lý nước thải tại các làng nghề; thành lập tổ thu gom rác thải; mô hình hàng rào xanh thân thiện với môi trường; mô hình 03 sạch “nhà sạch, sạch đường, sạch đồng ruộng”… Duy trì hoạt động 11 Câu lạc bộ “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn” và “Nông dân với pháp luật” với hơn 500 hội viên, nông dân tham gia sinh hoạt.
Cán bộ, hội viên, nông dân toàn tỉnh tích cực triển khai Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” của UBND tỉnh phát động. Đến nay, 100% cơ sở Hội ở xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã có mô hình trồng hoa, trồng cây bóng mát, chăm sóc và dọn vệ sinh tại các tuyến đường vào chủ nhật hàng tuần.
Hội ND tỉnh đã phối hợp với Chi Cục Kiểm lâm tỉnh huy động hội viên, nông dân trồng hơn 500.000 cây ngập mặn tại các huyện: Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang và thị xã Hương Trà để chống sạt lở đê bờ bao và bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội ND tỉnh đã phối hợp Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm hướng dẫn Hội viên nông dân liên kết sản xuất gạo hữu cơ, “Chăn nuôi lợn theo quy trình hữu cơ” cho hội viên, nông dân các HTX tại các đơn vị Phú Vang, Hương Trà, Hương Thủy.
Hội ND huyện Phú Lộc phối hợp với Hội LHPN huyện, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện khai trương “Cửa hàng giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm”. Cửa hàng ra đời đã giới thiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, qua đó, từng bước xây dựng “chuỗi nông sản sạch” phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đẩy mạnh công tác liên kết tiêu thụ nông sản an toàn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hội ND thành phố Huế liên kết với 2 Doanh nghiệp Huế Việt và Huế Farm kết nối tiêu thụ các mặt hàng Nông sản an toàn do nông dân sản xuất, đã kích thích người dân từng bước chuyển đổi sang hình thức sản xuất, chế biến thực phẩm theo hướng an toàn thân thiện với môi trường. Hội ND phường Kim Long, thành phố Huế đã thành lập cửa hàng “Niềm tin” cung cấp rau sạch, an toàn cho các cửa hàng và trường mầm non trong thành phố.
Ngoài ra, Hội ND tỉnh còn chủ trì phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức 05 đoàn giám sát về việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; chương trình xây dựng Nông thôn mới và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, bản tổ dân phố. Đồng thời tổ chức 13 lớp tập huấn về giám sát vật tư nông nghiệp; phương pháp sử dụng phân bón an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường và phương pháp nhận biết phân bón giả, kém chất lượng cho 750 cán bộ Hội ND cấp huyện, xã và hội viên, nông dân 9 huyện, thị, thành Hội.
Những kết quả trên đã và đang góp phần cùng với chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đến 30/6/2019 toàn tỉnh có 72/104 xã đạt tiêu chí về Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chí số 17), đạt 69,2%, có 44 xã /104 xã đạt chuẩn Nông thôn mới đạt 42,3%.
Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phối hợp triển khai hiệu quả tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Trong đó, trọng tâm là tuyên truyền vận động nông dân, cộng đồng tham gia thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải làng nghề, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng xanh, sạch, đẹp.
Đồng thời, vận động hội viên, nông dân tích cực bảo vệ môi trường nông thôn, hàng năm phát động, chỉ đạo để mỗi cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 mô hình về bảo vệ môi trường; vận động hội viên hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh- sạch, không rác thải” và tích cực tham gia chương trình “Ngày chủ nhật xanh”; nói không với túi ni-lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” và sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; xây dựng các mô hình thu gom rác thải do Hội trực tiếp quản lý; xây dựng mô hình vườn mẫu của nông dân, chỉnh trang khuôn viên gia đình nông dân xanh - sạch - đẹp.