Khát vọng từ rừng
10:31 - 31/01/2020
Tổng diện tích rừng của tỉnh Yên Bái hiện có 463.139,9ha, trong đó 217.537,1ha rừng trồng, 245.602,8ha rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ ổn định 63%.
Rừng trồng Yên Bái.

Với hơn 490 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng và hàng trăm lò chưng cất tinh dầu quế, tinh dầu sả… kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân cả ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, khát vọng của người trồng rừng Yên Bái là sản phẩm của họ vươn tới những thị trường lớn của thế giới.

Rừng Yên Bái hiện nay đứng thứ tư toàn quốc, sau các tỉnh Bắc Kạn, Quảng Bình và Tuyên Quang. Hơn 20 năm trước, do sức ép về nhu cầu lương thực rừng bị tàn phá nặng nề để trồng các loại cây lương thực lúa, ngô, khoai, sắn..., hàng ngàn ha rừng biến khỏi mặt đất, thay vào đó là đất trống đồi núi trọc.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2001 là 264.065,3ha, trong đó rừng tự nhiên 180.436,3ha, rừng trồng 83.627,6ha. Tỷ lệ giữa trồng rừng và khai thác mất cân đối nặng nề, diện tích trồng rừng vẫn dậm chân tại chỗ, trong khi đó hoạt động khai thác mỗi năm tăng khoảng 8%.

16-48-43_h2
Vườn cây giống.

Hậu quả để lại cho Yên Bái là những cánh rừng bị khai thác kiệt quệ, đa dạng sinh học sụt giảm nặng nề. Nhiều trạm kiểm soát lâm sản dựng lên nhằm ngăn chặn nạn buôn bán lâm sản trái phép trước hàng trăm ngàn thủ đoạn của lâm tặc. Đó là sự bất lực của rừng và những người bảo vệ rừng.

Từ năm 2005, ngành lâm nghiệp tỉnh Yên Bái triển khai Luật Bảo vệ và phát triển rừng, chuyển nhiệm vụ từ khai thác sang quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mỗi năm Yên Bái trồng từ 10.000 - 15.000ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ hàng chục ngàn ha rừng. Sau 10 năm rừng Yên Bái đã hồi phục rừng nhanh chóng, hết năm 2015 tổng diện tích rừng của Yên Bái 428.271ha, trong đó rừng trồng 188.226ha. Người trồng rừng đã sống và làm giàu từ rừng.

Mục tiêu phát triển rừng của Yên Bái theo hướng bền vững với các giống tiến bộ có năng suất chất lượng cao để SX các loại ván bóc và ván ghép thanh phục vụ công nghiệp giấy và chế biến gỗ cho xuất khẩu.

16-48-43_h3
Gỗ rừng trồng.

Các huyện vùng thấp Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên trồng chủ đạo các loại cây keo, mỡ, bồ đề. Đây cũng là nơi các địa phương xây dựng mô hình rừng cây gỗ lớn, nhằm mở rộng diện tích để tăng năng suất, chất lượng rừng trồng.

Đối với các huyện vùng cao phát triển rừng trồng ba loài cây đặc sản chủ lực: Quế đối với các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; măng tre Bát Độ đối với các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên; sơn tra đối với hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Cuối năm 2019, diện tích sơn tra trồng theo Đề án Phát triển cây Sơn tra được 8.350ha; diện tích măng tre Bát Độ thực hiện theo Đề án Phát triển cây măng tre Bát Độ được 4.809ha. Diện tích quế thực hiện theo Đề án Phát triển cây quế đạt 76.000ha, có 30.000ha được trồng theo hướng hữu cơ, trong đó có 550ha quế đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Yên Bái chủ trương xây dựng, phát triển rừng trồng theo hướng quản lý rừng bền vững (FSC), để nâng cao giá trị gỗ khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hiện đã có 1.737,5ha keo tai tượng của 494 hộ gia đình được cấp Chứng chỉ rừng.

16-48-43_h4
Chế biến gỗ rừng trồng.

Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đang phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Công ty cổ phần Công nghiệp Hòa Phát, Hợp tác xã lâm nghiệp An Việt Phát khảo sát cấp Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững cho 10.000ha rừng, trong đó huyện Yên Bình 4.000ha, huyện Trấn Yên 6.000ha.

Công ty cổ phần Công nghiệp Hòa Phát, Hợp tác xã lâm nghiệp An Việt Phát có trách nhiệm thu mua toàn bộ sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC với giá cao hơn thị trường từ 10 - 15%, ổn định đầu ra sản phẩm cho người trồng rừng.

Tỉnh Yên Bái đang triển khai 6 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi: Dự án phát triển sản xuất gỗ ván dán và viên nén liên kết theo chuối giá trị sản xuất với tiêu thụ gỗ bạch đàn, bồ đề và phụ phẩm gỗ keo; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ huyện Trấn Yên; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ huyện Văn Yên; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ Trấn Yên; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm quế Văn Yên; Dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trà quế Văn Yên.

16-48-43_h5
Sản phẩm ván bóc xuất khẩu.

Các dự án chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm đã tạo đầu ra ổn định về thị trường tiêu thụ và giá cả cạnh tranh, người nông dân không lo sản phẩm bị ép giá. Còn các doanh nghiệp tạo dựng được vùng sản xuất nguyên liệu ổn định để tập trung đầu tư cho người trồng rừng và công nghệ chế biến theo hướng tiên tiến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng trong nước và thế giới.

Thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 490 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng để làm ván bóc, ván ghép thanh, ván dăm…, 6 doanh nghiệp chế biến bột giấy, giấy đế, vàng mã, trong đó có 2 doanh nghiệp sản xuất giấy đế xuất khẩu và các loại giấy bìa khác, 14 nhà máy chế biến tinh dầu quế cùng hàng trăm hộ chưng cất tinh dầu quế thủ công. Sản phẩm gỗ rừng trồng của Yên Bái đang được các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan…

16-48-43_h6
Chế biến gỗ ghép thanh.

Kinh tế rừng của Yên Bái đang phát triển mạnh mẽ, hàng năm Yên Bái trồng mới 15.000ha rừng các loại, khai thác hơn 550.000m3, chế biến xuất khẩu gần 300.000 tấn ván bóc và hàng trăm mét khối gỗ dán, gỗ ghép thanh… Cuộc sống của người dân trồng rừng ở Yên Bái đã thay đổi căn bản từ trồng rừng và công nghiệp chế biến gỗ, giúp cho hàng chục ngàn hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Năm 2019, tỉnh Yên Bái đã thu 126,5 tỷ tiền Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là nguồn thu đáng kể giúp người dân bảo vệ rừng tốt hơn.

16-48-43_h8
Những ngôi nhà xây trong rừng.

16-48-43_h9Ông Nguyễn Thái Bình - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái: Điều chúng tôi trăn trở nhất là công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng ở Yên Bái hiện nay phần lớn là chế biến thô, hoặc gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính vì thế, giá trị sản phẩm rừng Yên Bái chưa cao. Người trồng rừng Yên Bái mong muốn có những doanh nghiệp chế biến gỗ hiện đại, SX ra những sản phẩm cuối cùng để nâng giá trị gỗ rừng trồng lên cao hơn, vươn xa tới những thị trường lớn trên thế giới...


THÁI VŨ
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn