Hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường
15:24 - 30/08/2022
(MTNT)- Xác định bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động trọng tâm, các cấp Hội trên cả nước đã vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Hội Nông dân các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. 


Thời gian qua, Hội ND tỉnh Quảng Bình vận động hội viên, nông dân hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.


Thực hiện kế hoạch hưởng ứng sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp Hội đã trồng được hơn 64.000 cây xanh phân tán. Các cấp Hội cũng đã xây dựng mô hình điểm “Nông dân, ngư dân chung tay tham gia bảo vệ và giữ gìn môi trường biển” với nội dung thu gom rác thải ở các xã ven biển, đã hỗ trợ 75 thùng đựng rác cho các tàu đánh bắt xa bờ và đặt ở các điểm công cộng.


Các cấp hội cũng đã xây dựng được 91 mô hình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, 1.204 công trình tự quản do các chi hội đảm nhận.


Các chi Hội đảm nhận các công trình tự quản. Hội viên toàn huyện đã thực hiện tốt quy định vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn, thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ các thủ tục lạc hậu, thực hiện hương ước xóm, thôn, giữ gìn vệ sinh môi trường...


Công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân luôn được các cấp Hội trong tỉnh xác định đóng vai trò hết sức quan trọng. Hàng năm, Hội ND tỉnh phối hợp với ngành chức năng tổ chức các buổi tập huấn về: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường; chính sách pháp luật, công tác quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường; kỹ năng và phương pháp truyền thông vận động hội viên, nông dân nói riêng và Nhân dân nói chung tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch nhằm thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường góp phần nâng cao kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.


Đáng chú ý, nhiều mô hình khi triển khai đã cho thấy những hiệu quả thiết thực. Từ đó, góp phần thay đổi nếp sống và văn hóa cho người dân ở nông thôn, ngày càng hướng tới mục tiêu sống thân thiện với môi trường.


Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục còn được các cấp Hội tổ chức lồng ghép phổ biến một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương như: Thông qua các buổi sinh hoạt chi Hội, Câu lạc bộ, các hội nghịnhằm tăng tính hiệu quả. Hoạt động này thường tập trung áp dụng chủ yếu ở các địa bàn có làng nghề hoặc các khu đô thị; đặc biệt là tuyên truyền cho hội viên, nông dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa.


Tại Tp Đồng Hới, các cấp Hội đã tích cực tham gia vệ sinh môi trường tuyến biển, thu gom, phân loại, xử lý rác thải theo quy định, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp; tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi làm chuồng trại hợp vệ sinh, hướng dẫn hộ nông dân thu gom rác thải...


Có hàng trăm mô hình Hội ND tham gia bảo vệ môi trường, tiêu biểu như: “Đăng ký thu gom rác thải”, “Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng sinh học”...


Các cấp Hội ND huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng thực hiện tiêu chí cảnh quan - môi trường với hoạt động thiết thực.


Hội phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tập trung tuyên truyền cho hội viên về “Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường”, “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”; Ngày Nước thế giới (22/3); Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5); tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” và Ngày Môi trường thế giới 5/6; đồng thời xây dựng các mô hình điểm về công tác bảo vệ môi trường… 


Đồng thời, vận động cán bộ, hội viên, nông dân phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và đất đai. Hội Nông dân huyện chỉ đạo hội nông dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành thực hiện các chương trình, hoạt động tham gia bảo vệ môi trường.


Hội đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương để  đứng ra đảm nhận tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; đưa chỉ tiêu bảo vệ môi trường thành một trong các chỉ tiêu chính để đánh giá, xếp loại công tác hội hàng năm.


 Hội ND huyện đã chỉ đạo 61/61 chi Hội thành lập 61 tổ tự quản “Vệ sinh môi trường trên địa bàn dân cư”, mỗi tổ có từ 5 đến 7 thành viên tham gia, đảm nhận trên 60 tuyến đường liên ấp, liên xã.


 Bên cạnh đó, các tổ tự quản về vệ sinh môi trường còn đảm nhận thu gom rác thải và làm vệ sinh môi trường ở tất cả đường làng, ngõ xóm; các cơ sở Hội còn đảm nhận việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch. 


Với những việc làm cụ thể, thiết thực, các cấp Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.


Hội ND các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là tham gia các hoạt động hưởng ứng sự kiện, chủ điểm lớn về môi trường như hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Nước thế giới, Tuần lễ quốc gia vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.


Hàng năm các cấp Hội đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường; thu gom, phân loại rác thải của hộ gia đình, thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình “đoạn đường nông dân tự quản”, “thắp sáng làng quê”, “con đường hoa”…


Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.


Qua đó, nhận thức của người dân, cán bộ, hội viên, nông dân trong bảo vệ môi trường ngày càng nâng lên. Người dân đã nhận thức sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Vì chính điều này sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sống sáng - xanh - sạch - đẹp.


Đi đôi tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, hàng năm Hội ND các cấp đưa chỉ tiêu “Xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn” thành một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá, xếp loại cơ sở Hội.


Hội ND các xã, thị trấn đã tổ chức cho các chi, tổ Hội đăng ký các chỉ tiêu như không có người vi phạm bảo vệ môi trường, không có hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp không an toàn; giao chỉ tiêu xây dựng các mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường đến các chi Hội và căn cứ tình hình thực tế ở địa phương lựa chọn mô hình cho phù hợp.


Hội xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành để thực hiện các chương trình, hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là phát động thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, nhằm tạo phong trào tham gia hưởng ứng, duy trì việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa hoặc tập kết tại nơi quy định, phục vụ công tác vận chuyển, xử lý theo quy trình bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.


Trong phát triển sản xuất nông nghiệp bà con tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn và đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng yêu cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người dân góp phần xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng sạch đẹp.




 
Nguyễn Chiến
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email
Nông dân với chương trình môi trường nông thôn