Cả nước có 66,5% số xã đạt tiêu chí môi trường
14:45 - 26/12/2020
(MTNT)- Đến nay, cả nước đã có 66,5% số xã đạt tiêu chí môi trường. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% như: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Cần Thơ...
Hoạt động phân loại rác tại nguồn được nhiều địa phương thực hiện và ngày càng được nhân rộng như: Hà Nam, Nam Định, Hà Tĩnh, Đồng Nai, An Giang...


Việc thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đã được nhiều địa phương giao cho Hội ND cùng các tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn, giám sát và tổ chức thực hiện với nhiều mô hình hiệu quả như: Chương trình “Cánh đồng không bao gói thuốc bảo vệ thực vật” (tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình); Chương trình “Cùng nhà nông bảo vệ môi trường” của Tập đoàn Lộc Trời tại 22 tỉnh phía Nam; mô hình xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại các đơn vị xử lý chất thải nguy hại...
 
 
Hiện đã có 42/63 tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch xử lý rác thải tập trung cho khu vực nông thôn; trong đó, nhiều tỉnh, thành phố đầu tư hệ thống xử lý chất thải cấp tỉnh, liên huyện; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom ngày càng tăng (đạt khoảng 50-55%), hầu hết các xã có mạng lưới thu gom chất thải hoạt động có hiệu quả. Hoạt động phân loại rác tại nguồn được nhiều địa phương thực hiện và ngày càng được nhân rộng như: Hà Nam, Nam Định, Hà Tĩnh, Đồng Nai, An Giang...
 
 
Công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nông thôn được đẩy mạnh, với 88,05% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó, 42% có lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục. Nhiều cụm công nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (đạt 16% số cụm công nghiệp hiện có). Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề từng bước được khắc phục bằng việc di dời những cơ sở gây ô nhiễm đến các khu, cụm công nghiệp. Hiện 47/47 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang triển khai các phương án khắc phục ô nhiễm.
 
 
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc phân bổ nguồn lực cho tiêu chí môi trường tại các địa phương còn rất hạn chế. Để khắc phục, thời gian tới cần điều chỉnh quy định về phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các tiêu chí phản ánh nội dung trụ cột của nông thôn mới, trong đó có môi trường. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường và xử lý chất thải.

Đặng Thanh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn