Hiệu quả mô hình hầm khí biogas
16:08 - 05/12/2019
(MTNT) – Đó là mô hình góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân tiết kiệm chi phí mua chất đốt phục vụ sinh hoạt và cải thiện đời sống vùng nông thôn tại nhiều tỉnh, thành.
Không chỉ hạn chế ô nhiễm môi trường, chất thải chăn nuôi được tận dụng thông qua hầm biogas tạo thành khí đốt phục vụ việc đun nấu và sinh hoạt


Bên cạnh việc hỗ trợ bà con nông dân duy trì và phát triển chăn nuôi, các địa phương còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con xây dựng mô hình hầm chứa biogas.


Là một trong những hộ gắn bó với nghề chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay, trung bình mỗi năm gia đình chị Triệu Thị Chinh, thôn Chùa, xã Tân Hiệp- huyện Yên Thế - Bắc Giang luôn duy trì nuôi từ 3 - 4 lứa lợn.


Do chăn nuôi nhiều nên lượng chất thải lớn, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý. Từ dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp do tỉnh triển khai, gia đình chị Chinh được hỗ trợ xây dựng hầm khí biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Từ khi hầm khí sinh học đi vào hoạt động, toàn bộ chất thải trong chăn nuôi của gia đình chị đã được xử lý.


Không chỉ hạn chế ô nhiễm môi trường, chất thải được tận dụng thông qua hầm biogas tạo thành khí đốt phục vụ việc đun nấu và sinh hoạt, giúp gia đình chị tiết kiệm chi phí sử dụng gas bình.


Trước kia, khi các mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Hiệp chưa đưa hầm biogas vào sử dụng, chất thải trong chăn nuôi làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân.


Tuy nhiên, những năm gần đây, thấy được hiệu quả của việc sử dụng hầm khí biogas, nhiều hộ đã chủ động xây lắp và đưa vào sử dụng, từ đó, quy mô chăn nuôi cũng được mở rộng. Riêng tại thôn Đồng Bông, hiện có hàng chục hộ dân đã xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi. 


Mỗi năm, gia đình anh Lăng Văn Chuyển, thôn Đồng Bông luôn duy trì nuôi từ 80-100 con lợn. Từ 5 triệu đồng nguồn hỗ trợ của dự án là đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình anh Chuyển đã đầu tư xây hầm khí biogas gần 20m3.

 
Nhờ đó, mỗi tháng bình quân gia đình anh phải chi từ 250 - 300 nghìn đồng để mua chất đốt, điện tương đương với gần 3 triệu đồng mỗi năm. Mặt khác, chuồng trại luôn sạch sẽ, nên gia súc chóng lớn, ít bệnh tật, môi trường sống trong lành, nâng cao sức khoẻ.


Trước kia, khi các mô hình chăn nuôi trên địa bàn huyện chưa đưa hầm biogas vào sử dụng, chất thải trong chăn nuôi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

 
Đến nay, quá trình phân giải của chất thải từ chăn nuôi gia súc, dịch thải hay còn gọi là phụ phẩm từ hầm biogas dùng làm phân bón cho lúa, ngô, các loại cây trồng khác rất tốt…Việc xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng, đồng thời bảo đảm được vấn đề vệ sinh môi trường.


Từ nguồn hỗ trợ từ Dự án nông nghiệp các bon thấp do tỉnh triển khai, huyện Yên Thế đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư xây dựng hầm khí biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi. Khi tiếp nhận dự án, bà con rất hưởng ứng và đem lại hiệu quả về xử lý chất thải sau chăn nuôi. Thứ nhất là xử lý được chất thải, thứ hai là tận dụng được chất đốt, thứ ba là tiết kiệm được công lao động.

 
Trong đó, đặc biệt chú trọng lựa chọn các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ xây dựng hầm khí biogas phục vụ xử lý chất thải. Đến nay, có trên 1000 hộ dân tại 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện xây dựng hầm khí biogas phục vụ chăn nuôi với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/công trình.


Đây là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi cũng như chất thải sinh hoạt tại nông thôn. Lợi ích của nó mang lại là tạo nguồn năng lượng để thắp sáng, sưởi ấm, chạy máy phát điện; chất cặn thải sau quá trình lên men dùng để bón cho cây trồng sẽ hạn chế việc sử dụng phân hoá học.
 

Ngoài ra, trong quá trình lên men trong điều kiện kỵ khí các vi khuẩn gây bệnh cho con người đã được loại trừ.

 
 Như vậy, phát triển biogas không chỉ giải quyết vấn đề năng lượng mà còn là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng dân cư, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

 
Với hướng đi hiệu quả, việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại gắn với mô hình biogas đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 
Trên địa bàn tỉnh Bà Ria- Vũng Tàu hiện có 8.412 cơ sở chăn nuôi lợn nhỏ lẻ dưới 200 con/hộ và 149 trang trại có quy mô nuôi từ 200- 2.000 con. Lượng chất thải từ các trang trại chăn nuôi mỗi tháng từ 14 - 72 tấn.


Do vậy, việc quản lý và tìm giải pháp hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi quản ý chất thải để không gây ra mùi hôi thối, ruồi nhặng... ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân sống xung quanh.


 Theo đó, giải pháp tối ưu hiện nay để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường là đầu tư xây hầm biogas và túi ủ biogas xử lý chất thải chăn nuôi.
 

 Thực tế cho thấy, ở những cơ sở chăn nuôi đầu tư hầm biogas đều có hiệu quả cao. Ngoài việc giảm thiểu mùi hôi khó chịu trong chăn nuôi, sử dụng khí gas sinh học từ biogas cũng góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hạn chế sử dụng củi và các nhiên liệu hóa thạch.

 
Khí sinh học biogas còn tạo ra nguồn năng lượng tái sinh rẻ và giảm phát thái khí nhà kính.

 
Huyện Thống Nhất được xem là thủ phủ chăn nuôi của tỉnh cũng như cả nước. Trước đây, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn huyện chủ yếu xây dựng bể biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng chất liệu gạch và xi măng.


Tuy nhiên, hầm biogas xây bằng gạch có nhiều nhược điểm như dễ bị nứt, lún, bể xây càng to rủi ro càng lớn. Thực hiện chương trình Lipsap của tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất đã triển khai lắp đặt hệ thống bể biogas bằng vật liệu nhựa composite với nhiều ưa điểm vượt trội.


Từ kinh nghiệm hơn 10 năm chăn nuôi lợn, ông Nguyễn Văn Sanh, ngụ tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom đã có sáng kiến làm hầm biogas hình bán nguyệt, thay thế cho kiểu hầm biogas hình tròn.


Cách làm này vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa giảm chi phí hàng trăm triệu đồng/năm. Đối với kiểu hầm biogas hình tròn thì yêu cầu phải đào đất thật sâu và cho túi ủ ga bằng nylon xuống nằm gọn dưới lòng đất.


Cách làm này ít tốn kém, khoảng 10 triệu đồng nhưng chỉ chứa được lượng phân nhất định. Bất tiện của loại hầm biogas hình tròn là nếu như túi ủ bị hư hỏng thì phải múc toàn bộ lượng phân heo ra để thay cái mới và phải chờ một tháng sau mới có gas để sử dụng.


Còn hầm biogas của ông Sanh trong trường hợp tấm bạt bị hỏng có thể thay ngay cái khác và cũng chỉ trong vòng một ngày là có khí gas sử dụng.


Với diện tích 50m2, sức chứa của hầm gas khoảng 50 khối nước thải. Không chỉ dùng cho việc nấu nướng và thắp sáng, đến nay ông đã dùng để chạy 3 máy phát điện, một máy xay xát thức ăn cho lợn. Sau 2 năm, gia đình tiết kiệm được chi phí khoảng vài trăm triệu đồng, đồng thời không làm ô nhiễm môi trường.
 

Có thể nói, việc chăn nuôi kết hợp sử dụng hầm khí biogas, không chỉ tạo ra chất đốt phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân, mà còn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
 
 
Bình Lý


Nguồn:
https://yenthe.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/rGPJoF5ZctAY/content/hieu-qua-mo-hinh-ham-khi-biogas-giam-thieu-o-nhiem-trong-chan-nuoi
https://baotainguyenmoitruong.vn/giam-phat-thai-khi-nha-kinh-bang-khi-sinh-hoc-trong-chan-nuoi-245031.html
http://laodongdongnai.vn/Kinh-te/Doi-song-va-tieu-dung/23144E/xay-ham-biogas-vua-tan-dung-chat-thai-chan-nuoi-vua-sach-moi-truong.aspx

 
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn