Các cấp Hội Nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường nông thôn
09:40 - 29/09/2015
(MTNT) – Có thể nói công tác tuyên truyền, vận động của các cấp Hội ND đã góp phần nâng cao nhận thức dần thay đổi hành vi của hội viên nông dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Ảnh minh họa

 
Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ và tổ chức nhiều lớp và đợt tuyên truyền truyền về bảo vệ môi trường cho 3.760 lượt cán bộ hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh. Đến nay trên địa bàn tỉnh xây dựng được 08 mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi, chế biến; thành lập các tổ thu gom rác thải tại 8 cơ sở Hội, trang bị thêm dụng cụ và quần áo bảo hộ cho các Tổ thu gom rác thải tại các xã thực hiện dự án “Hội Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường nông thôn”."Xây dựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường trong trang trại chăn nuôi của hội viên nông dân". Trực tiếp hỗ trợ cho 22 hội viên nông dân xây dựng 22 hầm Biogas và hầm rút nước thải trong các trang trại chăn nuôi của hội viên, nông dân.
 


 
Đến nay, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã trực tiếp xây dựng được 20 Tổ tự quản vệ sinh môi trường, với 60 thành viên đều là hội viên nông dân. Xây dựng trên 40 bể chứa, xử lý rác thải từ vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng tại các cánh đồng của nông dân; tập huấn kỹ thuật; đặt 475 thùng chứa rác thải để thu gom vỏ bao, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật tại các trang trại lớn trên đồng ruộng tại địa bàn tỉnh.
 



Nhằm nâng cao vài trò nông dân trong bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò của các cấp Hội Nông dân trong tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp; góp phần xây dựng nông thôn mới”; Xây dựng điểm mô hình chi Hội “3 không”. Những hoạt động tại địa phương cơ sở góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hội viên nông dân của tỉnh và điểm tự cho phong trào bảo vệ môi trường phát triển, nhân rộng.




Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc tập trung vào xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường. Theo đó, các cấp Hội đã phối hợp và xây dựng 3 mô hình Làng nông nghiệp sinh thái; xây dựng mô hình rãnh thoái nước và 06 mô hình nông dân tự quản về vệ sinh môi trường nông thôn; 01 mô hình chỉnh trang nhà cửa cho hội viên nông dân; mô hình sử dụng khí sinh học (hầm biogas) cho hằng trăm hộ gia đình ở khu vực nông thôn.


 
Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh và các tổ chức tín dụng tham mưu các cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông dân vay vốn, phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng 4.000 hầm Bioga xử lý chất thải, xây dựng 3 mô hình công trình vệ sinh cho 7.000 hộ với số tiền vay trên 80 tỷ đồng; hỗ trợ lãi xuất tiền vay; xây dựng có hiệu quả các công trình cấp nước sạch nông thôn, xây dựng nông thôn mới.



 
Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng tập trung nguồn lực vào mô hình công trình và hoạt động cộng đồng. Theo đó thời gian qua đã xây dựng được 22 công trình cấp nước sạch, trong đó 13 công trình tập trung và 09 công trình nối mạng ở 7 huyện, thành phố. Xây dựng 56 nhà tiêu, tiểu hợp vệ sinh. Phát động hội viên nông dân tham gia làm vệ sinh, tu sửa công trình cấp nước, thu gom xử lý chất thải, rác thải, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.



 
Kết quả có 54 cuộc với 3.028 lượt hội viên nông dân tham gia. Xây dựng 3 hố tiêu hủy rác tại 3 phường thuộc thành phố Sóc Trăng với kinh phí trên 6 triệu đồng. Nạo vét, khơi thông 12.500m kênh, cống rãnh thoát nước trong các khu dân cư, hướng dẫn các biện pháp xử lý, trữ nước, sử dụng các công trình cấp nước hiệu quả và bền vững.  Tích cực tham gia phối hợp trồng 15.000 cây xanh; triển khai mô hình “3 giảm 3” tăng trên 200 điểm trong tỉnh với diện tích 10.000 ha; triển khai mô hình trồng rau an toàn tại 188 điểm với diện tích trên 28ha; xây dựng hàng trăm lớp IPM trên cây lúa, trên cây ăn trái…
 


Các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đến bảo vệ môi trường và vì môi trường, sức khỏe cộng đồng. Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của chiến lược quốc gia về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tập trung triển khai Nghị quyết liên tịch số 02/2011/NQLT-BTNMT-HND ngày 13/5/2011 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015. Phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường ký kết chương trình phối hợp hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai…


 
Hội đã phối hợp với Sở NN-PTNN ký kết chương trình phối hợp hoạt động chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất nhằm hạn chế tối đa sự tác động gây ô nhiễm môi trường, trong đó thuốc bảo vệ thực vật là một nhóm đặc biệt có tác động lớn gây hại cho sinh vật sống.



 
Hội ND các cấp vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia các hoạt động như: Mít tinh, lễ phát động ngày môi trường. Kết quả, đã có 263 cuộc với 11.049 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham gia và treo 147 băng rôn tại cơ quan làm việc và nơi đông người qua lại. Tổ chức tuyên truyền, vận động  hội viên, nông dân hưởng ứng các ngày như: Tuần lễ quốc gia nước sạch & Vệ sinh môi trường và Ngày Môi trường thế giới năm 2014; chương trình “Làm cho thế giới sạch hơn” hàng năm theo từng chủ đề; Ngày môi trường thế giới 05/6; Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5; Ngày Nước thế giới 22/3...
 


Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam ưu tiên thế mạnh cho phong trào xây dựng đường nông thôn. Vì vậy đã vận động hội viên nông dân đóng góp ngày công xây dựng mô hình điểm và huy động hội viên nông dân làm mới 350km đường giao thông nông thôn, tu sửa hơn 1.226 km đường giao thông; 1.618 cầu cống do bão lụt hư hỏng, đảm bảo vệ sinh môi trường thôn, xóm Xanh - Sạch - Đẹp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn…




Từ phong trào đã xuất hiện các hội viên nông dân có thành tích tiêu biểu đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường. Đó là hội viên, nông dân xã Phong Hiền,  huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Ngô Thị Nhân luôn đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường.  Năm 2013 - 2014, bà chủ động đầu tư nguồn lực và vận động để thu gom toàn bộ rác thải trên địa bàn 2 xã Phong Hiền và Phong Điền để phân loại, xử lý. Từ năm 2015 đã xây dựng 400 m2 nhà xưởng, phối hợp với Hợp tác xã Môi trường để thu gom, phân loại, xử lý. Xây dựng trang trại tổng hợp (chăn nuôi lợn, trồng ớt xuất khẩu, chế biến tinh dầu tràm tự nhiên, xử lý rác thải sản xuất phân hữu cơ vi sinh).


 
Những năm qua, Hội ND tỉnh Bình Thuận luôn xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội.



Các cơ sở Hội thường xuyên phát động phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ và sạch từ ngõ vào nhà”, “ăn sạch, uống sạch và ở sạch” và xây dựng các nội dung hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn”, “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Ngày Môi trường Thế giới 5/6 hàng năm”…; hướng dẫn cán bộ, hội viên, nông dân sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường nông thôn; quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn nước sạch; thu gom phân loại rác thải; xây dựng ý thức tự quản và thi đua giữ gìn vệ sinh ngõ, xóm, khai thông cống rãnh, cải tạo ao tù nước đọng; xây dựng chi, tổ Hội Nông dân và các câu lạc bộ tự quản về hệ thống nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn.



 
Những năm qua, Hội tiếp tục tuyên truyền vận động về các lợi ích của gia đình và mỗi cá nhân, từ việc thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân; sử dụng, bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước, nhà tiêu và giữ gìn vệ sinh môi trường. Vận động nông dân sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức cam kết không sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật có tên trong danh mục cấm của Bộ NN&PTNT và các loại thuốc Bảo vệ thực vật có nguy cơ gây hại cho môi trường; thực hiện việc thu gom các loại vỏ, chai, lọ, bao bì chứa thuốc Bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, không xả thãi bừa bãi làm ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước. Năm 2011, tập trung cho chủ đề “Trí tuệ xanh cho sự phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” , “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”.
 



 Bằng nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú, phù hợp, công tác tuyên truyền của Hội Nông dân các cấp đã góp phần tạo nên sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, tự giác bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường.




 
Việt Khang
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn