Hội ND các cấp: Nhân rộng mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường
10:04 - 01/09/2015
(MTNT) - Bằng nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú, phù hợp, công tác tuyên truyền của Hội Nông dân các cấp đã góp phần tạo nên sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, tự giác bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường.

Ảnh minh họa

Nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động giáo dục nâng cao nhận thức các chủ trương, chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên nông dân, in ấn các tài liệu liên quan phù hợp để tuyên truyền đưa các nội dung về khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình hoạt động của công tác Hội.
 


 
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất của người nông dân. Điều kiện sản xuất từng bước được cải thiện, quy mô sản xuất được mở rộng, nhưng vấn đề vệ sinh môi trường cũng liên tục gia tăng cấp độ ô nhiễm.


 
Trước thực tế đó, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường (BVMT).


 
Ô nhiễm môi trường xuất phát từ ý thức, thói quen sinh hoạt của mỗi cá nhân, hộ gia đình,  vì vậy việc tuyên truyền, vận động và tập huấn nâng cao nhận thức cho bà con được các cấp hội quan tâm triển khai đến tận hội viên.
 


Bên cạnh đó là xây dựng các mô hình về phương pháp thu gom, phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt trong gia đình và cộng đồng dân cư. Huyện Nga Sơn có truyền thống về chăn nuôi, nên việc tập trung hỗ trợ và hướng dẫn hội viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật xử lý chất thải BVMT là hết sức cần thiết.  



 
Hội Nông dân huyện đã xây dựng mô hình điểm về “Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên nền đệm lót sinh học”, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn cụ thể các bước để hội viên dễ dàng áp dụng.




 
Thông qua hiệu quả của mô hình đầu tiên, Hội Nông dân huyện tổ chức để các hộ chăn nuôi đến tiếp cận thực tế. Với ưu điểm hạn chế mùi hôi, ruồi muỗi, tiết kiệm điện, nước và lao động dọn rửa chuồng trại nên đã có nhiều hộ đăng ký triển khai.



 
Sau 2 năm triển khai, đến nay huyện Nga Sơn đã có 40 hộ chăn nuôi gia súc, 600 hộ chăn nuôi gia cầm đang áp dụng công nghệ này. Năm 2015, được sự hỗ trợ của chính quyền, Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã có kế hoạch triển khai xây dựng tại 27 xã với 10 mô hình mỗi xã.



 
 Khi lợi ích thấy rõ, lại được sự hỗ trợ của các cấp hội, phương pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương khác trong tỉnh như: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, Thọ Xuân, điển hình là Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa với 500 mô hình đã được xây dựng. 
 



 Hàng năm, Hội Nông dân huyện Mai Châu- Hòa Bình phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông về lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên nông dân cơ sở để tuyên truyền hội viên nông dân tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường. Hướng dẫn tổ chức, hỗ trợ tạo điều kiện cho nông dân được tham gia các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường.
 


Xây dựng tổ nhóm nông dân tự quản về môi trường, tuyên truyền vận động nông dân thu gom, tập kết và xử lý chất thải, phát quang đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh nước thải trong sinh hoạt gia đình không được tồn đọng bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến môi trường.



 
Đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường, không được vứt bao bì chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ ở ngoài đồng, mương máng, ao hồ, sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường.
 


 
Hội Nông dân tuyên truyền vận động nông dân xóa bỏ các thủ tục lạc hậu, thói quen mất vệ sinh có hại cho sức khỏe, di dời chuồng trại vật nuôi gia súc, gia cầm ở dưới gầm sàn, gần nhà chuyển đi xa hợp lý, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng hầm Bioga xử lý chất thải trong chăn nuôi, làm giảm bớt ô nhiễm môi trường tạo ra khí đốt phục vụ cho sinh hoạt được nhiều hộ nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả.
 


 
Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 300 hầm khí Bioga đang được sử dụng ở các hộ nông dân chăn nuôi nhiều, tiếp tục vận động nông dân thực hiện dự án “Tiếp cận năng lượng tái tạo Bioga và thực hành nông nghiệp bền vững” của Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn.


 
 
Tuyên truyền vận động nông dân tham gia thực hiện trồng rừng và bảo vệ rừng, Hội Nông dân đã phối hợp với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể truyên truyền vận động nông dân khoanh nuôi bảo vệ rừng, không được khai thác rừng trái phép, đốt phá rừng làm nương rẫy. Phối hợp với kiểm lâm tăng cường tuần tra bảo vệ rừng. Vận động nông dân tích cực trồng cây xanh ở khu vực xung quanh nhà, nơi công sở, khu vực nhà trường, nhà văn hóa tạo ra bóng mát.



 
Được sự hỗ trợ của các dự án về chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được nhiều hộ nông dân thực hiện có hiệu quả, có những hộ trồng từ 15-20 ha cây keo, luồng vừa mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và góp phần cải tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, cảnh quan làng quê, núi rừng được phủ thêm màu xanh.


 
 
Những năm qua, Hội Nông dân các cấp tỉnh Bình Thuận  đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia thực hiện công tác  bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ trọng tâm là Hội các cấp thường xuyên phát động phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ và sạch từ ngõ vào nhà”, “ăn sạch, uống sạch và ở sạch” và xây dựng các nội dung hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn”, “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Ngày Môi trường Thế giới 5/6 hàng năm”; hướng dẫn cán bộ, hội viên, nông dân sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường nông thôn; quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn nước sạch; thu gom phân loại rác thải; xây dựng ý thức tự quản và thi đua giữ gìn vệ sinh ngõ, xóm, khai thông cống rãnh, cải tạo ao tù nước đọng; xây dựng chi, tổ Hội Nông dân và các câu lạc bộ tự quản về hệ thống nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn.
 


 
Hội ND các cấp đã tuyên truyền vận động về các lợi ích của gia đình và mỗi cá nhân, từ việc thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân; sử dụng, bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước, nhà tiêu và giữ gìn vệ sinh môi trường.
 
 


 
Vận động nông dân sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức cam kết không sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật có tên trong danh mục cấm của Bộ NN&PTNT và các loại thuốc Bảo vệ thực vật có nguy cơ gây hại cho môi trường; thực hiện việc thu gom các loại vỏ, chai, lọ, bao bì chứa thuốc Bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, không xả thãi bừa bãi làm ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước.



 
Năm 2011, tập trung cho chủ đề “Trí tuệ xanh cho sự phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam” , “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên”. Tuyên truyền, vận động cùng với việc triển khai xây dựng mô hình điểm và nhân rộng để hội viên nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công tác BVMT là việc làm thường xuyên của các cấp hội. Cuộc sống bền vững khi phát triển sản xuất phải đi đôi với công tác BVMT, có như vậy mới tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa môi trường và con người vì một tương lai lâu dài.


 
Phúc Anh
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn