Vai trò của các cấp Hội với bảo vệ môi trường
16:44 - 02/04/2022
(MTNT) -  Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã tổ chức thành lập được 11.657 Câu lạc bộ nông dân bảo vệ môi trường, thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, đã góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường nông thôn xanh sạch đẹp.
 
Các cấp Hội xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường nông thôn

 
 
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tổng kết Nghị quyết liên tịch số 02/2011/NQLT-BTNMT-HND ngày 13/5/2011 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Nông dân Việt Nam “Về tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nông thôn giai đoạn 2011 – 2015”.


Hội ký Chương trình phối hợp số 48/2017/CTPH-HND-BTNMT ngày 22/12/2017 về “Phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018-2023”; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.


Hội tham gia thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.


Trung ương Hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị bàn giải pháp nâng cao năng lực của nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn; tổ chức hội thảo “Tăng cường sự phối hợp giữa Hội Nông dân các cấp với ngành tài nguyên và môi trường trong việc đưa Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống”.


Hàng năm, phối hợp tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ"; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường Thế giới, Tháng hành động về Môi trường; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Ngày đại dương thế giới; Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam... 


Các cấp Hội Nông dân đã tích chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và các ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tổ chức nông dân tham gia thực hiện các chương trình, dự án và giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng hàng ngàn mô hình, tập huấn, hướng dẫn hội viên nông dân về thu gom, xử lý rác thải, về bảo vệ môi trường trong làng nghề, trong trang trại, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Phát động các phong trào “Nông dân chung tay bảo vệ môi trường”, “Nông dân nói không với túi nilon”, “Nông dân trở thành người tiêu dùng xanh”...


các cấp Hội Nông dân đã tích chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và các ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tổ chức nông dân tham gia thực hiện các chương trình, dự án và giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng hàng ngàn mô hình, tập huấn, hướng dẫn hội viên nông dân về thu gom, xử lý rác thải, về bảo vệ môi trường trong làng nghề, trong trang trại, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Phát động các phong trào “Nông dân chung tay bảo vệ môi trường”, “Nông dân nói không với túi nilon”, “Nông dân trở thành người tiêu dùng xanh”...


Đồng thời, đưa nội dung hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu vào nội dung công tác Hội và phong trào nông dân, gắn các chỉ tiêu thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng Nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, ấp, xã văn hóa với chỉ tiêu thi đua bảo vệ tài nguyên môi trường xanh sạch đẹp, trở thành một trong những tiêu chí thi đua, đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của các cấp Hội.


Hội Nông dân các tỉnh, thành phố chủ động khảo sát nắm bắt thực trạng môi trường nông thôn, những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường trên địa bàn nông thôn để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động bảo vệ và cải thiện môi trường cho từng năm, từng giai đoạn theo yêu cầu bảo vệ môi trường.


 Phát động các phong trào nông dân thi đua bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững như: “Nông dân trở thành người tiêu dùng xanh”,“Hội Nông dân bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới” gắn với“Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.


Các cấp Hội tích cực vận động hội viên, nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, tham gia cải thiện môi trường làng nghề; cải tạo hồ, ao, kênh, mương bị ô nhiễm; bảo vệ môi trường các lưu vực sông; bảo vệ môi trường và tài nguyên biển; hạn chế sử dụng túi nilon; sống thân thiện với môi trường.


Hội hướng dẫn hội viên, nông dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả phân bón, an toàn thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì thuốc sau khi sử dụng; xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên nông dân trong sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


Để nâng cao năng lực bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung ương Hội phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực môi trường tổ chức đã 549 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên, nông dân, nhất là các tỉnh khu vực miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thường xuyên bị tác động của thiên tai lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.


Các cấp Hội ở địa phương phối hợp tổ chức hơn 24.501 lớp tập huấn tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ năng truyền thông về nước sạch, bảo vệ môi trường nông thôn, chủ động thích ứmg với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên nông dân.


Hội còn chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan đểhỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh học để nâng cao hiệu quả sản xuất.


Đồng thời hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân trồng, chăm sóc trên 118 triệu cây xanh, trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn.


Hội Nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hướng dẫn nông dân chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng dưa hấu, dưa lê, chuối, dưa gang, đậu bắp, bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, dừa, chanh không hạt; hướng dẫn nông dân xuống giống sớm để né hạn, mặn…

 
Thực hiện Chỉ thị 45 của Thủ tướng phát động Chiến dịch trồng 1 tỷ cây xanh, đến nay Hội Nông dân các tỉnh, thành phố  đã vận động nông dân trồng và chăm sóc được 118.710.342 cây.


Tiêu biểu là các tỉnh, thành: Yên Bái 57.150.000 cây, Lạng Sơn 30.854.504 cây, Tuyên Quang 7.000.000 cây, Ninh Bình 6.451.058 cây, Nam Định 2.837.803 cây,Phú Thọ 2.869.537 cây, Hà Nội 2.516.158 cây, Bắc Giang 2.188.086 cây, Thái Bình 1.887.053 cây, Đắk Lắk 1.000.000 cây


Nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, các cấp Hội phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Khoa học và công nghệ ở Trung ương và địa phương; vận động hội viên nông dân đóng góp kinh phí, vật tư, ngày công xây dựng được trên 30.709 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.


 Trong đó Trung ương Hội chỉ đạo, hỗ trợ và hướng dẫn các tỉnh, thành Hội xây dựng trên 152 mô hình điểm về nước sạch và vệ sinh môi trường và mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện từng địa phương.


Các mô hình áp dụng công nghệ mới phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán, trình độ của người dân, đem lại hiệu quả thiết thực, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương.


Điển hình là các mô hình: “Thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón, góp phần bảo vệ môi trường”; “Hội Nông dân tham gia cải thiện điều kiện vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới”; “Vận động nông dân xây dựng nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh”; “Cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật”; “Nói không với túi nilon và rác thải nhựa”; “Nhà sạch, đường sạch, đồng ruộng sạch”; “Bảo vệ môi trường biển”; “Sạch từ nhà ra ngõ”; “Tiếng kẻng vệ sinh môi trường”; “Sạch làng, tốt ruộng, đẹp quê hương”, “Mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học”; “Mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị”;  Mô hình “Xây dựng cống ngăn mặn xâm nhập, trồng cây phân tán trên các tuyến kênh chống gió, bão, lũ lụt và biến đổi khí hậu”; “Đoạn đường nông dân tự quản”; “Hàng cây nông dân”; “Vườn cây nông dân”…Nhiều mô hình được các cấp, các ngành và người dân đánh giá có hiệu quả, thiết thực và được nhân rộng ở nhiều địa phương.




 
Tú Tiến
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn