|
Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường |
Hội ND các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là tham gia các hoạt động hưởng ứng sự kiện, chủ điểm lớn về môi trường như hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Nước thế giới, Tuần lễ quốc gia vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
Hàng năm các cấp Hội đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường; thu gom, phân loại rác thải của hộ gia đình, thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình “đoạn đường nông dân tự quản”, “thắp sáng làng quê”, “con đường hoa”…
Thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.
Qua đó, nhận thức của người dân, cán bộ, hội viên, nông dân trong bảo vệ môi trường ngày càng nâng lên. Người dân đã nhận thức sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Vì chính điều này sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo môi trường sống sáng - xanh - sạch - đẹp.
Đi đôi tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, hàng năm Hội ND các cấp đưa chỉ tiêu “Xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn” thành một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá, xếp loại cơ sở Hội.
Hội ND các xã, thị trấn đã tổ chức cho các chi, tổ Hội đăng ký các chỉ tiêu như không có người vi phạm bảo vệ môi trường, không có hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp không an toàn; giao chỉ tiêu xây dựng các mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường đến các chi Hội và căn cứ tình hình thực tế ở địa phương lựa chọn mô hình cho phù hợp.
Hội xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành để thực hiện các chương trình, hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, đặc biệt là phát động thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, nhằm tạo phong trào tham gia hưởng ứng, duy trì việc thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa hoặc tập kết tại nơi quy định, phục vụ công tác vận chuyển, xử lý theo quy trình bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trong phát triển sản xuất nông nghiệp bà con tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn và đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng yêu cầu thị trường, bảo vệ sức khỏe người dân.
Trong sản xuất Hội chỉ đạo các tổ kỹ thuật xã, thị trấn hướng dẫn nông dân sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Tuyên truyền người dân thay đổi thói quen vứt rác, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật ra kênh, sông mà nên tập hợp lại ở các hố, địa điểm chứa chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật để thu gom…
Hội ND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, phát huy vai trò "trung tâm nòng cốt" trong bảo vệ môi trường nông thôn gắn với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; đoàn kết giúp nhau thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo bền vững; thực hiện hiệu quả các mô hình: "Cánh đồng sạch"; "Cánh đồng không đốt rơm rạ"; "Tuyến đường nông dân tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp"; "Hàng cây nông dân"; "Chi Hội nông dân đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng"; "Tổ Hội nông dân thu gom rác thải"; "Tổ thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật"; "Mô hình xây dựng bể chứa rác thải, thuốc bảo vệ thực vật"; "Một hố rác - một cây xanh".
Các cấp Hội trên toàn thành phố phấn đấu đến năm 2025, có hơn 80% cán bộ Hội các cấp và hơn 60% hội viên, nông dân được tập huấn nâng cao năng lực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thành lập các chi Hội Nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Hội còn tập trung vận động, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm; hỗ trợ hội viên, nông dân kết nối các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm...
Hội ND thành phố Hà Nội xác định thực hiện tiêu chí môi trường là nhiệm vụ trọng tâm, trực tiếp của các cấp Hội trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Phù Ninh (Phú Thọ) có 14/17 xã, thị trấn được hỗ trợ xây dựng 344 bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, những bể thu gom được đặt ở những vị trí phù hợp, thuận lợi cho bà con.
Hội ND cơ sở phối hợp với các Tổ khuyến nông cơ sở, HTX dịch vụ nông nghiệp tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV thực hiện thu gom bao bì vào bể chứa theo quy định, không vứt bừa bãi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, Hội ND các cấp phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên xây dựng “đoạn đường 3 sạch”, con đường hoa, trồng cây xanh, hoa, phát quang cây xanh che khuất tầm nhìn, tạo vẻ mỹ quan sạch đẹp cho đường làng ngõ xóm; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn hội viên, nông dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi, sản xuất thân thiện với môi trường nh làm hầm biogas; phân loại rác, khai thông cống rãnh; vận động các gia đình trồng và chăm sóc cây xanh, không vứt rác thải thuốc bảo vệ thực vật ra đồng ruộng, nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trên các cụm, tuyến dân cư.
Các cấp Hội phối hợp tổ chức 17 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn, về ứng phó với biến đổi khí hậu cho 765 lượt người.
Huyện có 17 mô hình về nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn, mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường nông thôn; có 6542 công trình cấp nước sạch và nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
Hiện nay, Hội ND tỉnh Nam Định tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn; xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.
Nhiều địa phương trên địa bàn đã chú trọng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Bà con nông dân ưu tiên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vừa duy trì, nâng cao độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa không để lại dư lượng độc hại trong nông sản, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hội viên trên địa bàn đã hướng đến canh tác, sản xuất rau màu theo quy trình VietGAP, giúp giảm thiểu việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; phát triển chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ.
Các cấp Hội còn tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông phân về chế phẩm sinh học xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi; sử dụng chế phẩm vi sinh SUMITRI để xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
Hội ND các cấp phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên tuyên truyền sử dụng và cung ứng 3.555 gói chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ và chất hữu cơ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ đó đã nâng cao tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
Qua những việc làm cụ thể, thiết thực, các cấp Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp
Long Trọng
Nguồn:
http://baonamdinh.com.vn/channel/5086/202202/cac-cap-hoi-nong-dan-tham-gia-bao-ve-moi-truong-2549273/index.htm
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1024684/xay-dung-534-mo-hinh-nong-dan-tham-gia-bao-ve-moi-truong
http://phuninh.phutho.gov.vn/thong-tin-tuyen-truyen/bai-viet/cat/nong-thon-moi-1440/id/hoi-nong-dan-cac-cap-trong-huyen-phu-ninh-tich-cuc-tham-gia-bao-ve-moi-truong-93559