|
Việc xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ dân còn hạn chế do tập quán chăn nuôi còn lạc hậu |
Tỉnh Điện Biên có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, hiện nay phát triển chăn nuôi vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; số lượng trang trại chăn nuôi quy mô lớn chưa nhiều.
Hiện, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi mà chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Do đó, để phát triển chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường là thách thức rất lớn đối với ngành Nông nghiệp của địa phương.
Hiện, công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm chăn nuôi trang trại và nhóm chăn nuôi hộ gia đình. Ðối với nhóm chăn nuôi trang trại, các chủ trang trại đã chú trọng đầu tư khá toàn diện để phục vụ phát triển chăn nuôi, đặc biệt đã áp dụng những công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải như: Công nghệ ép tách phân; sử dụng bể chứa biogas; đệm lót sinh học.
Qua đánh giá tác động môi trường tại các trang trại này đều cho kết quả tốt. Ðối với chăn nuôi hộ gia đình, ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đầu tư xây dựng chuồng trại xa khu dân cư; hướng dẫn xử lý chất thải đúng cách và tận dụng chất thải làm phân bón cho cây trồng nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang từng bước được hạn chế.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng phối hợp chặt chẽ với cảnh sát môi trường, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm những cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. Nhờ đó ý thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi dần được nâng cao.
Hiện nay, tổng đàn gia súc toàn tỉnh ước đạt 594.123 con. Trong đó, đàn trâu 136.496 con; đàn bò 80.743 con; đàn lợn 308.017 con; đàn dê 68.867 con. Ðàn gia cầm 4.445.120 con.Trên địa bàn tỉnh có những trang trại chăn nuôi gia súc được đầu tư quy mô, bài bản từ hệ thống chuồng trại, công nghệ chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, phương pháp xử lý chất thải và ký kết với các công ty, tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm.
Công ty TNHH thương mại Quang Lành là một trong những trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường tốt nhất tỉnh. Trang trại có quy mô 4.000 con lợn thịt, sản phẩm chăn nuôi xuất bán cho Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Trang trại áp dụng công nghệ ép tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc, các chất rắn được giữ lại ép khô, nước theo đường riêng chảy vào bể biogas xử lý tiếp.
Phân khô được sử dụng để bón cho cây trồng và khí từ bể biogas có thể sử dụng để đun nấu vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường. Do chăn nuôi quy mô lớn nên công tác đảm bảo vệ sinh môi trường được công ty quan tâm.
Trang trại đảm bảo vị trí xa khu dân cư, chăn nuôi hoàn toàn khép kín và công tác xử lý chất thải đặc biệt được chú trọng bởi môi trường đảm bảo sẽ hạn chế các nguồn dịch bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả.
Quá trình xử lý chất thải bằng công nghệ ép tách phân tuy đầu tư ban đầu tốn kém nhưng hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 139 trang trại chăn nuôi tại 11 huyện, thành phố. Các hộ chăn nuôi chủ yếu sử dụng hình thức xử lý chất thải như: Hầm khí sinh học (biogas), đệm lót sinh học và ủ phân để bón cho cây trồng.
Tại các vùng nông thôn trước đây, việc xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ dân còn hạn chế do tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu nhỏ, lẻ; phần lớn thuộc đối tượng hộ nghèo nên không có khả năng xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi theo đúng quy định.
Chính vì vậy, để đổi mới tư duy trong chăn nuôi của người dân, tại huyện Quản Bạ đã thí điểm triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gắn với xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Thanh Vân.
Hệ thống chuồng trại theo thiết kế, kiên cố, dễ vệ sinh đã giúp hạn chế được bệnh tật cho đàn gia súc, có thể phòng, chống rét cho đàn gia súc. Hiện nay, người dân đã chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe vật nuôi thông qua việc xử lý chất thải bằng hệ thống biogas, đệm lót sinh học và ủ phân để xử lý môi trường chăn nuôi.
Trên địa bàn phường Lương Sơn, thành phố Sông Công, Thái Nguyên có gần 100 trang trại, gia trại chăn nuôi gà và lợn. Bởi vậy, phương thường xuyên phối hợp với các tổ dân phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp BVMT trong chăn nuôi; phối hợp với cơ quan chuyên môn của thành phố tổ chức tập huấn cho các hộ cách xử lý chất thải; thành lập đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất các hộ chăn nuôi nhằm kịp thời phát hiện, nhắc nhở các trường hợp xả chất thải trực tiếp ra môi trường.
Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Ngọc Hùng ở tổ dân phố Sau, chúng tôi thấy có 6 dãy chuồng. Trong mỗi dãy chuồng (rộng từ 300-500m2) đều có hệ thống làm mát, hệ thống hút gió, hút mùi… giữ cho chuồng chăn nuôi luôn khô thoáng, hạn chế mùi phát tán ra môi trường.
Gia đình ông đang nuôi 60 con lợn nái, 50 con lợn hậu bị và 900 con lợn thịt. Khi làm chuồng, tôi đã thiết kế luôn hệ thống hút mùi cho từng dãy chuồng, 2 bể biogas (dung tích từ 70-100m3/bể), 2 bể lắng (50m3/bể) và 1 ao để lọc chất thải có dung tích 2.500m3.
Làm tốt công tác xử lý chất thải, mùi hôi trong chăn nuôi sẽ thể hạn chế được dịch bệnh, vật nuôi lớn nhanh hơn, từ đó không bị thiệt hại về kinh tế. Hàng năm, sau khi trừ hết chi phí, ông thu lãi gần 1 tỷ đồng.
Chị Vũ Thị Tuyết Nhung, ở tổ dân phố Pha cũng đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh cho trang trại nuôi gà của gia đình. Chị Nhung đang nuôi 30.000 con gà lai hồ. Từ khi gà được 7 ngày tuổi, chị rắc men vi sinh cho chuồng nuôi 1 lần/tuần. Còn khu vực thả gà, tôi rải cát và rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng 3 ngày/lần, đồng thời dùng men vi sinh khử mùi hôi và thu gom chất thải định kỳ.
Để giúp các hộ chăn nuôi trang trại, gia trại nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT trong chăn nuôi, phường tiếp xuống từng hộ dân hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học, cách phun thuốc sát trùng, khử khuẩn, hướng dẫn thu gom, xử lý chất thải đúng quy trình, hợp vệ sinh. Nhờ đó, đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở các trang trại gà, lợn trên địa bàn cơ bản được khắc phục.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1-3-2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi. Trong đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ sẽ bị phạt tiền mức 1-7 triệu đồng; con số này với vi phạm quy định về xử lý nước thải, khí thải chăn nuôi là 3-10 triệu đồng.
Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cùng chính sách dồn điền, đổi thửa đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình, tổ chức mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng, phát triển kinh tế.
Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực, một số khu vực nông thôn đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh trong gia súc, gia cầm tăng cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính người chăn nuôi.
Để ngăn chặn triệt để những hệ lụy phát sinh do ô nhiễm môi trường từ quá trình chăn nuôi và tránh thiệt hại cho người chăn nuôi, tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 14/2021/NĐ-CP.
Trong thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của việc xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn của nhà nước. Các trang trại xây mới phải nằm trong quy hoạch, phải có hồ sơ thiết kế, báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điệp Anh
Nguồn:
http://snnptnt.dienbien.gov.vn/portal/Pages/2021-2-24/Phat-trien-chan-nuoi-gan-voi-bao-ve-moi-truong8669s2.aspx
http://baohagiang.vn/kinh-te/202104/hieu-qua-mo-hinh-chan-nuoi-gan-bao-ve-moi-truong-774818/ https://baothainguyen.vn/tin-tuc/nong-nghiep/phat-trien-chan-nuoi-gan-voi-bao-ve-moi-truong-274634-46244.
html https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/994033/phat-trien-chan-nuoi-gan-voi-bao-ve-moi-truong