Bí quyết dùng phân bón "4 đúng", chinh phục đất cằn làm nên khu vườn cho thu nhập 700 triệu
Anh Lê Ngọc Hoàng (SN 1968) ở thôn Cổ Trâu, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội, là một trong những nông dân tiên phong chuyển đổi từ trồng lúa kém năng suất sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.
|
Nhờ bón phân Lâm Thao “4 đúng” nên năm nào vườn cây ăn quả nhà anh Hoàng cũng bội thu, sai trĩu quả. |
Hiện với diện tích hơn 2ha trồng các loại cây ăn trái như bưởi, ổi, nhãn, anh Hoàng có doanh thu 700 triệu đồng/năm.
Sử dụng phân bón Lâm Thao "4 đúng"
Dẫn chúng tôi thăm trang trại cây ăn quả lúc lỉu đầy những quả ngọt, nào là bưởi, nào là ổi, nào là nhãn được trồng thành từng khu riêng biệt, anh Hoàng không giấu được niềm tự hào.
Anh Hoàng cho biết, năm 2006, giữa lúc chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất theo hướng đi mới, anh đã mạnh dạn bàn với gia đình thuê thầu diện tích quỹ đất công của xã trồng lúa kém hiệu quả để cải tạo đất, trồng cây ăn quả.
Hiện với diện tích 7 mẫu đất (hơn 2ha), anh Hoàng đang trồng khoảng 500 gốc bưởi, 300 gốc nhãn, 100 gốc ổi và đào ao thả cá. Những vườn cây được anh đầu tư trồng theo hàng lối, đẹp mắt và thuận lợi cho chăm bón, thu hoạch.
Đáng chú ý, để chuyên nghiệp việc trồng cây ăn quả, anh đưa máy cuốc vào làm đất để đảm bảo đất có đủ độ tươi xốp, ngầm hóa ống dẫn nước và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho trang trại theo quy mô mỗi khoảnh một cây tưới.
Ngay cả việc phun thuốc bảo vệ thực vật cho vườn, anh Hoàng cũng là nông dân đầu tiên trong xã mạnh tay đầu tư gần 500 triệu đồng để mua một chiếc máy bay không người lái chuyên phun thuốc.
Anh Hoàng bộc bạch: "Trước đây tôi toàn mày mò làm thủ công, nhưng rồi tôi nghĩ giờ nông dân phải chuyên nghiệp lên, làm gì cũng phải áp dụng khoa học kỹ thuật, có như thế mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn giản như việc bón phân cho vườn cây ăn quả, lúc đầu tôi còn băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho tốt, rồi thời điểm, liều lượng bón phân ra sao... Tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân và Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức, tôi biết thêm kỹ thuật bón phân "4 đúng" cho năng suất và hiệu quả cao".
Theo anh Hoàng, trong 4 đúng thì đầu tiên là bón đúng chủng loại: Bón lót thì sử dụng phân chuồng ủ hoai mục trộn với NPK-S*M1 5.10.3-8 hoặc supe lân, còn ở giai đoạn nuôi quả thì bón NPK-S*M1 12.5.10-14, vì hàm lượng đạm cao giúp phát triển thân lá, hàm lượng kali cao giúp tăng kích thước và chất lượng trái bưởi.
Thứ 2 là đúng liều lượng: Không được bón thừa để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, không bón thiếu để cây đạt được năng suất cao nhất.
"Điều này rất quan trọng, người trồng buộc phải hiểu cây, hiểu đất để bón phân cho thích hợp. Chẳng hạn vườn bưởi dưới 5 năm tuổi, mỗi cây chỉ cần bón lót 30kg phân chuồng và 1,5kg phân bón NPK. Nhưng vườn bưởi trên 10 năm tuổi đang thời kỳ kiến thiết cho quả thì mỗi cây cần bón lót từ 30 - 40kg phân chuồng và 2 - 2,5kg phân NPK. Người trồng phải tùy theo độ sai quả của cây để bón phân hợp lý, cây càng sai quả, càng phải dưỡng cây nhiều hơn" - anh Hoàng cho biết.
Thứ 3 là đúng thời điểm. Bón khi đất đủ ẩm, không nên bón lúc trời nắng tránh bốc hơi, trời mưa tránh rửa trôi.
Thứ 4 là đúng phương pháp. Theo đó, anh Hoàng thường xới đất xung quanh tán cây với độ sâu từ 5-7cm rồi rải phân theo chiều thẳng tán xuống (hình vành khăn).
Mô hình mẫu cho nông dân học hỏi
Anh Lê Ngọc Hoàng cho biết: Vườn bưởi dưới 5 năm tuổi, mỗi cây chỉ cần bón lót 30kg phân chuồng và 1,5kg phân bón NPK. Nhưng vườn bưởi trên 10 năm tuổi đang thời kỳ kiến thiết cho quả thì mỗi cây cần bón lót 30 - 40kg phân chuồng và 2 - 2,5kg NPK.
Bên cạnh đó, người trồng phải tùy theo thời tiết từng năm và độ sai quả của cây để bón phân hợp lý. Cây càng sai quả, càng phải dưỡng cây nhiều hơn.
Bình quân mỗi năm, anh Lê Ngọc Hoàng mua 3-4 tấn phân bón Lâm Thao về bón cho hơn 2ha diện tích cây ăn quả. Nhờ bón phân Lâm Thao "4 đúng" nên năm nào vườn cây ăn quả nhà anh Hoàng cũng bội thu, sai trĩu.
Vị chủ trang trại này cho biết, bình quân mỗi năm anh xuất bán hơn 40 tấn quả ổi, bưởi, nhãn. Doanh thu từ trang trại đạt khoảng 650 - 700 triệu đồng, trừ chi phí các khoản, gia đình anh thu lãi trung bình 300 - 350 triệu đồng.
Anh Hoàng phấn khởi cho hay: Sau 14 năm dốc công dốc sức chăm bẵm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đất đã không phụ công người. Đến nay, vườn cây của anh đang phát triển rất tốt, cho quả đều. Nhờ chất lượng trái cây thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên khách hàng ưa chuộng, thương lái đến tận vườn thu mua.
Điều đặc biệt, mô hình trồng cây ăn quả trên đất hai lúa của anh Hoàng hiện đã trở thành địa chỉ để nhiều nông dân trong và ngoài xã đến tham quan học hỏi. Ai đến cũng được anh nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả như nhãn lồng Hưng Yên, trồng cam, bưởi Diễn, chuối tây…
Anh Lê Ngọc Hoàng cho biết: Vườn bưởi dưới 5 năm tuổi, mỗi cây chỉ cần bón lót 30kg phân chuồng và 1,5kg phân bón NPK. Nhưng vườn bưởi trên 10 năm tuổi đang thời kỳ kiến thiết cho quả thì mỗi cây cần bón lót 30 - 40kg phân chuồng và 2 - 2,5kg NPK.
Bên cạnh đó, người trồng phải tùy theo thời tiết từng năm và độ sai quả của cây để bón phân hợp lý. Cây càng sai quả, càng phải dưỡng cây nhiều hơn.