Huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đang loay hoay trong việc kêu gọi các công ty, doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
|
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề - Lưu Hữu Danh chia sẻ với PV Báo NNVN. Ảnh: Trọng Linh. |
Loay hoay tìm doanh nghiệp đầu tư
Ông Lưu Hữu Danh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề, cho biết: Năm 2021, Trần Đề đạt 19/22 chỉ tiêu, 3 chỉ tiêu còn lại là huy động học sinh vô lớp, giá trị sản xuất nông nghiệp (đạt trên 90%) và tiêu chí hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn lại các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt.
Theo ông Danh, thì thu nhập bình quân trên đầu người của huyện Trần Đề hiện nay đạt trên 78 triệu đồng/người/năm. Trong đó, về sản xuất nông nghiệp huyện Trần Đề chia thành hai vùng sản xuất riêng biệt, một là vùng chuyên lúa, với diện tích trên 22.400ha và một vùng chuyên nuôi tôm, với diện tích gần 6.100 ha.
Đối với vùng chuyên lúa thì nông dân sản xuất hai vụ/năm, những năm qua nông dân trồng lúa đã nhận thấy sự quan trong tư duy sản xuất, từ đó tổ chức lại sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật… Đây cũng là nền tản để nâng cao giá trị cây lúa theo hướng bền vững, từ đó những năm qua mô hình sản xuất lúa hữu cơ của nông dân huyện Trần Đề điều cho nâng suất cao, giá trị tốt trúng mùa, được giá.
Tuy nhiên, chỉ với diện tích 10ha lúa sản xuất theo mô hình sản xuất lúa hữu cơ so với tổng diện tích trên 22.000ha thì thấm vào đâu, bên cạnh đó huyện chỉ có 4 công ty, doanh nghiệp đến bao tiêu thu mua lúa, chưa đáp ứng được nhu cầu diện thực tế của người dân trong huyện. Tuy nhiên, khi đến thu hoạch lúa vẫn có nhiều thương lái đến thu mua lúa cho nông dân, không có trường hợp nào bị tồn đọng.
Lý giải vấn đề này, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề - Lưu Hữu Danh, chia sẻ: Hiện nay sản xuất lúa hữu cơ, các công ty, doanh nghiệp chưa, mặn mà tham gia liên kết bao tiêu. Trước đây, có nhiều công ty xuống hợp tác, nhưng khi vào thực tế thì các doanh nghiệp này chỉ muốn quảng cáo các mặt hàng vật tư nông nghiệp mới của mình, chứ không nghiêm túc đầu tư hợp tác chuỗi liên kết sản xuất lúa hữu cơ, từ đó mất niềm tin của địa phương cũng như nông dân sản xuất lúa.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vào huyện hoạt động đa số là vừa và nhỏ chưa có thị trường lớn, nên chỉ hoạt động cầm chừng chưa có mặn mà với mô hình sản xuất theo hướng an toàn chứng nhận hữu cơ, nếu muốn vận động người dân tham gia thì giá lúa phải cao hơn thị trường từ khoảng 30%.
“Mặc dù vậy, nhưng thời gian qua huyện Trần Đề vẫn không ngừng kêu gọi các công ty, doanh nghiệp về đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch… cũng như chuỗi liên kết sản xuất lúa hữu cơ và bao tiêu sản phẩm cho nông dân”, ông Danh chia sẻ.
Nuôi trồng thủy sản đạt 1 tỷ đồng/ha/năm
Trái với trồng lúa, nuôi trồng thủy sản của huyện Trần Đề đang mang lại nhiệu thành công cho người nuôi, tuy diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ đạt trên 6.000ha, nhưng đem về lợi nhuận cao cho nông dân.
Trong năm 2021, diện tích nuôi trồng thuỷ sản vượt chỉ tiêu đề ra (đạt gần 6.100/5.400ha so với kế hoạch). Đặc biệt là về nuôi tôm công nghệ cao chiếm 15% tổng diện tích nuôi, khoảng 900ha ao nuôi. Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghệ cao nuôi được 3 vụ/năm, do khi vừa thu hoạch tôm nuôi, thì ở trên con giống đã được nông dân ương giống sẵn tiếp tục thả nuôi.
Theo ông Lưu Hữu Danh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao nuôi được 3 vụ/năm, có thể thu về lợi nhuận trung bình khoảng 1 tỷ đồng/năm//ha/3 vụ nuôi. Theo đó trung bình 1 ha nông dân chia thành 10 đến 15 ao nuôi, diện tích còn lại là dùng để xử lý nước, chứa nước…
Theo ông Danh, để phục vụ cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản trồng, diện tích trồng lúa, trong thời gian qua huyện Trần Đề cơ bản đã xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo, nhưng nếu theo yêu cầu thực tế thì cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Vì hiện nay cơ sở hạ tầng chỉ phục vụ cho một số tuyến đường chính còn lại là chỉ có lộ bê tông nông thôn, phục vụ những xe có trọng tải nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhưng cơ bản đến nay là vẫn ổn.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Trần Đề chưa có doanh nghiệp nào bao tiêu cho các hộ nuôi. Tuy nhiên, con tôm sau khi thu hoạch vẫn được thương lái thu mua với giá thị trường, tôm chưa bị tồn động.
Bên cạnh nuôi trồng thủy sản, thì lĩnh vực khai thác thủy sản của huyện Trần Đề được xem là một tiềm năng phát triển kinh tế, tuy năm 2021, khai thác thủy sản có giảm do địa phương thực hiện chỉ thị 16 (từ 15/8 – 15/9) , người dân không thể đi đánh bắt, vì khi khai thác thủy sản cũng không có đầu ra, nếu có đánh bắt thì chỉ theo đơn đặt hàng trước. Bên cạnh đó, thì giá xăng dầu nguyên liệu đều tăng, dẫn đến ngư dân đều sợ thua lỗ.
Tuy nhiên, sau khi hết thời gian thực hiên giãn cách xã hội, ngư dân trên địa bàn huyện đã trở lại khai thác, đánh bắt thủy sản bình thường, dù sản lượng đánh bắt thủy sản của thấp hơn mọi năm nhưng vẫn đạt, vượt trên 103 % so với kế hoạch.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trần Đề có 11 hợp tác xã, trong đó, có 1 HTX tín dụng, một HTX bò sữa Evergrowth, còn lại 9 hợp tác xã nông nghiệp.