|
Cần có biện pháp xử lý rác thải bừa bãi ở khu dân cư |
Năm 2019, sau khi huyện Khoái Châu, Hưng Yên được công nhận đạt chuẩn NTM, các cấp Hội Nông dân trong huyện tiếp tục vận động hội viên chung sức thực hiện mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Năm 2021, Hội vận động hội viên đóng góp hơn 80 tỷ đồng, hàng nghìn ngày công lao động để xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, các công trình phúc lợi; 100% Hội Nông dân các xã, thị trấn đảm nhận thực hiện tiêu chí bảo vệ môi trường, vận động hội viên tham gia phân loại, xử lý rác thải, cải tạo khuôn viên gia đình, vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông dòng chảy, trồng cây xanh, trồng đường hoa ven đường.
Bên cạnh đó, các cấp Hội đã thành lập, duy trì hiệu quả hoạt động của 51 chi hội nông dân "3 không” (không có vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên đồng ruộng; không đốt rơm rạ sau thu hoạch, thải phụ phẩm nông nghiệp; không đổ chất thải chưa xử lý ra môi trường); xây dựng được 291 bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các cấp Hội tập trung thực hiện một số tiêu chí phù hợp với chức năng của Hội như: Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tham gia đào tạo nghề; xây dựng thiết chế văn hóa, kết cấu hạ tầng; thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn... Trong đó, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... thu hút sự tham gia tích cực của hội viên nông dân.
Năm 2021, các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng; 5.823 ngày công; hiến 9.405 m2 đất; sửa chữa, làm mới 58 km đường giao thông, 576 chiếc cầu, cống; sửa chữa, kiên cố hóa 12 km kênh mương; xây dựng hơn 500 mô hình bảo vệ môi trường; trồng, chăm sóc hơn 40 km đường hoa, hàng cây nông dân; xây dựng hàng trăm bể chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Các cấp Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang đã chủ động phối hợp với ngành khoa học; Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư; Trạm Bảo vệ thực vật, Chi cục thú ý, Chi cục bảo vệ môi trường...ứng dụng, lai tạo thành công nhiều loại giống cây, con phục vụ cho nông dân áp dụng vào thực tế như: Về cây ăn trái: Thực hiện hiệu quả mô hình trồng, chăm sóc cây bưởi da xanh, long Cổ cò, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa bơ hồng, mít nghệ quí (huyện Cái Bè); cây sầu riêng, bưởi da xanh, cây chôm chôm Viet GAP (huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy); cây vú sữa Lò rèn, cây sa pô (huyện Châu Thành); nhân giống, trồng, chăm sóc cây khóm, cây khoai mỡ (huyện Tân Phước); cây thanh long, ca cao (huyện Chợ Gạo, Tân Phước, thành phố Mỹ Tho); sản xuất rau an toàn theo VietGAP (TPMT); cây sơ ri, sản xuất rau an toàn theo Viet GAP (thị xã Gò Công); cây mãng cầu xiêm, cây sả (huyện Tân Phú Đông).
Về chăn nuôi: Nuôi heo trên đệm lót sinh học, nuôi heo trên chuồng lồng (huyện Cái Bè, Cai L
ậy); Mô hình nuôi lươn thương phẩm an toàn sinh học trên bể bạt (TPMT); mô hình lúa – cá, lúa – màu gắn với mô hình VAC VACR (huyện Tân Phước); mô hình nuôi heo sinh học (huyện Chợ Gạo); mô hình Gà ta Gò Công (TXGC); mô hình tôm - lúa (huyện Tân Phú Đông); mô hình nuôi dễ thương phẩm, sản rau an toàn VietGAP (huyện Gò Công Đông).
Về bảo vệ môi trường: Tăng cường bảo v
ệ môi trường nước sinh hoạt, nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế hoặc không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, vận động nông dân thu gom các loại chai, lọ, bịch đựng phân, thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong, thu gom rác, ứng dụng sản phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm giảm thiểu ảnh hưởng tác hại đến sức khỏe con người.
Riêng các hộ chăn nuôi gia súc lớn phải sử dụng túi biogas hoặc thu gom phân, xử lý chất thải đúng qui định. Từng bước khuyến khích chăn nuôi trên đệm lót sinh học; xử lý môi trường nuôi thủy sản bằng những sản phẩm sinh học, hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, các cây trồng, vật nuôi được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm VietGAP, GlobalGAP...
Đặc biệt, có nhiều nông dân tự nghiên cứu trồng cây bông soi nháy và những loại bông khác để dẫn dụ thiên địch trên các bờ ruộng, tránh thiệt hại do sâu rầy phá hại và hạn chế dùng thuốc để phun xịt, tăng năng suất lúa lên rất cao.
Hội ND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Quản lý dự án AMD Trà Vinh (Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL tại tỉnh Trà Vinh) đầu tư 18 mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu (trồng màu bằng phân hữu cơ sinh học và hệ thống tưới phun mưa; chăn nuôi heo, gà bằng đệm lót sinh học, nuôi tôm sinh thái...
Hội cũng phối hợp tổ chức 128 lớp tập huấn cho 2.850 lượt cán bộ, hội viên, nông dân về kỹ thuật làm đệm lót sinh học phục vụ chăn nuôi và ứng dụng hầm Biogas bằng vật liệu composite; chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm nông nghiệp, thành lập 26 tổ hợp tác chăn nuôi bò vỗ béo gồm 520 thành viên thuộc 13 xã nông thôn mới của tỉnh; Tổ chức 08 lớp tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm nông nghiệp cho 160 nông dân tham dự.
Hội đã vận động hội viên xây dựng mô hình tổng hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tại nông hộ (chăn nuôi heo – sản xuất khí biogas - phân hữu cơ sinh học và trồng rau an toàn) tại xã Hiếu Trung, huyện Tiểu Cần.
Kết quả đã tập huấn cho 40 kỹ thuật viên và 124 nông dân; xây dựng 10 mô hình điểm để nhân rộng, mỗi mô hình được đầu tư 02 heo nái sinh sản, 01 túi ủ biogas, 01 nhà lưới để trồng rau an toàn. Hiệu quả bước đầu hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, nông dân có nguồn khí đốt sử dụng sinh hoạt hàng ngày.
Có thể nói thông qua các hoạt động trên, các cấp Hội đã từng bước nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn xanh- sạch- đẹp.
|
Nông dân ra quân khơi thông cống rãnh, hạn chế ô nhiễm môi trường |