Trồng rừng ven biển ứng phó biến đổi khí hậu
10:32 - 30/06/2017
(MTNT) - Việt Nam có 3.260 km đường biển trải dài từ Bắc tới Nam. Rừng ngập mặn hiện diện ở ven biển và các vùng đất ngập nước ở khắp 29 tỉnh và thành phố cả nước. Nhận thức tầm quan trọng của rừng ngập mặn, nhiều chương trình trồng và tái phục hồi rừng ngập mặn đã được triển khai. Đến nay, tuy đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng việc phát triển rừng ngập mặn vẫn còn nhiều thách thức và những hạn chế cần khắc phục.
Việc trồng và tái phục hồi rừng ngập mặn ven biển hạn chế rất nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới môi trường sống và đang trở thành mối lo ngại đối với cả nhân loại. Việt Nam có rất nhiều luật và quy định liên quan đến bảo vệ rừng và chính sách phục hồi rừng đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là thực thi chính sách còn hạn chế. Mặc dù rừng ngập mặn không đảm bảo cung cấp nguồn thu nhập cao cho người dân địa phương khi so sánh với tiềm năng thu hoạch từ nuôi tôm, song về dài hạn với cách tiếp cận phát triển, rừng ngập mặn có thể giảm đáng kể tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và các nguy cơ thiên tai khác.


Để cải thiện thực trạng hiện nay, điều cần thiết là phải lập một khung về quy trình ra quyết định có sự tham gia bao gồm xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin đáp ứng yêu cầu của cộng đồng. Song song đó, cần nâng cao nhận thức và năng lực cho người nghèo và người dân tộc thiểu số, đồng thời cải thiện phương pháp quản lý và cần giám sát tốt các cam kết và quy định về bảo tồn rừng ngập mặn.


Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là chủ trương lớn được đưa ra trong bối cảnh hiện nay nhằm tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái cũng như gắn kết phát triển kinh tế vùng ven biển để khai thác tiềm năng sẵn có. Ngoài ra, việc phát triển rừng ven biển theo hướng bền vững cũng góp phần nhằm ngăn chặn tình trạng nước biển xâm thực.
 
Thanh Nga
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn