Nguy cơ mất mùa sơn tra
14:40 - 05/04/2016
Giá rét không thể quật ngã được sơn tra nhưng lại làm ong bướm chết rét khiến không còn côn trùng thụ phấn chéo cho loài cây này. Nguy cơ mất mùa sơn tra đang hiển hiện
Một cơ sở thu mua sơn tra ở Mù Cang Chải


Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 2.000 ha sơn tra (táo mèo), sản lượng trung bình hàng năm 1.700 - 2.000 tấn. Từ lâu sơn tra Mù Cang Chải nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc, do mọc trên núi, từ độ cao 800m trở lên, nên chất lượng quả thơm ngon.
 

Sơn tra mọc tự nhiên trong rừng và được người dân trồng ở các xã: Kim Nọi, Púng Luông, Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải và Mồ Dề. Sơn Tra là loài cây đa tác dụng, ngoài giá trị phòng hộ người dân sử dụng làm chuồng trại gia súc, rào vườn còn quả thì ngâm rượu hoặc bán cho các cơ sở chế biến dược, một phần không nhỏ dùng ăn tươi.
 

Giá sơn tra bán tại Mù Cang Chải đầu vụ 10.000đ/kg, giữa vụ 15.000 -20.000đ/kg, cuối vụ 35.000đ/kg. Nếu vận chuyển ra khỏi Mù Cang Chải có lúc bán tại TP.Yên Bái giá 80.000 - 120.000đ/kg. Năng suất bình quân 15 - 20 tấn/ha, tính ra mỗi ha trồng sơn tra cho thu nhập khoảng 150 triệu. Đây là nguồn thu rất lớn của người dân.
 

Trận mưa tuyết kèm theo giá rét cuối tháng 1/2016 không quật ngã được loài cây sơn tra, điều kỳ lạ giá rét đã kích thích các mầm hoa nở rộ. Cây nào cũng nhiều hoa, nở trắng xóa như hoa mận. Người dân ở đây ngạc nhiên chưa năm nào sơn tra lại nhiều hoa như vậy. Tuy nhiên mọi người rất lo ngại năm nay có thể lại mất mùa do ong bướm chết rét gần hết.
 

Theo thống kê chưa đầy đủ, đợt rét đã làm chết gần 10.000 đõ ong nuôi và hàng ngàn tổ ong trong tự nhiên. Đặc biệt là các loài côn trùng làm nhiệm vụ thụ phấn cho cây nhiều nơi hiện không thấy một con. Sơn tra là cây lưỡng tính nhưng vẫn cần các loài côn trồng giúp thụ phấn chéo, nếu côn trồng chết hết thì tỷ lệ đậu quả không cao. Chính vì thế khả năng mất mùa sơn tra là điều có thể.

10-19-24_1

Hoa sơn tra bung nở trắng xóa

Thái Sinh
Nguồn: NNVN
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn