Biến đổi khí hậu và những tác động
08:58 - 10/07/2022
(MTNT) - Biến đổi khí hậu hiện nay đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng như đời sống của con người.
Lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu liên quan đến các hộ gia đình cá nhân
 


Những hậu quả của biến đổi khí hậu có thể kể đến như thời tiết ngày càng nóng lên, băng tan, mưa bão thất thường,....Tuy gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhưng hiện tượng này cũng có ý nghĩa riêng đối với một số quốc gia.


Biến đổi khí hậu không được phân loại cụ thể. Tuy nhiên khi hiện tượng này xảy ra sẽ tác động đến nhiều yếu tố như khí quyển (lớp khí xung quanh trái đất); thủy quyển (nước trong bề mặt và trên trái đất); sinh quyển (hệ thống động thực vật); thạch quyển (vỏ trái đất và vỏ đại dương); băng quyển (lớp băng trên trái đất) trong hiện tại, tương lai và gây ra nhiều hậu quả.


Hiện nay khái niệm biến đổi khí hậu đã không còn xa lạ. Những hệ lụy, hậu quả của hiện tượng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự phát triển của các quốc gia một cách rõ ràng. Không những vậy, biến đổi khí hậu còn có thể đe dọa đến môi trường sống con người, sinh vật trên trái dất trong tương lai.


Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã biến những khó khăn, thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành cơ hội để phát triển các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội.


Hà Lan đã biến các giải pháp chống biến đổi khí hậu trở thành một ngành kinh doanh sinh lời của đất nước mình; Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu vào năm 2011, mở ra cơ hội và thúc đẩy hợp tác toàn cầu, từ đó hình thành các cơ chế mới để tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.


Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.


Biến đổi khí hậu còn được gọi là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này là sự thay đổi của khí hậu trong các khoảng thời gian có thể xác định và so sánh được.


Trước đây, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở vài khu vực và trong một giai đoạn nhất định do sự biến đổi của tự nhiên gây ra (các yếu tố như: sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự biến đổi của các dạng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển).


Tuy nhiên sau này, dưới sự tác động của con người, hàm lượng phát thải khí CO2 tăng cao nên hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và trên phạm vi toàn cầu.


Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo. Lũ lụt quét trôi các khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai. Sức nóng có thể khiến các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ.


Thập kỷ vừa qua, các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo.


Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng. Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt.


Tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết. Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người.


Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp.

Ăn nhiều rau, các loại đậu, quả hạch và ít thịt, ít sữa hơn có thể làm giảm đáng kể tác động đến môi trường



Lối sống của chúng ta có tác động sâu sắc đến hành tinh của chúng ta. Lựa chọn của chúng ta có ý nghĩa quan trọng. Khoảng 2/3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu liên quan đến các hộ gia đình cá nhân.


Các ngành năng lượng, thực phẩm và giao thông vận tải đóng góp khoảng 20% lượng khí thải từ lối sống.


Từ năng lượng chúng ta sử dụng, thực phẩm chúng ta ăn và cách chúng ta di chuyển đều có thể tạo nên sự khác biệt. Bắt đầu với mười hành động này để giúp giải quyết khủng hoảng khí hậu.





Bình Vui



Nguồn:
https://vietnam.un.org/vi/175280-nguyen-nhan-va-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau
https://nri.gov.vn/hien-tuong-bien-doi-khi-hau-toan-cau-la-gi.html





Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn