|
Hội ND các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực trồng, chăm sóc cây xanh nhằm bảo vệ môi trường |
Hội ND tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Sở TN & MT đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Hội, các quy ước, hương ước của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Các cơ sở Hội có nhiều biện pháp tuyên truyền vận động hội viên, nông dân tham gia chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường nông thôn. Trong đó, Hội đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực như: Tuyên truyền các tin bài, ảnh, phóng sự trên báo, đài, bản tin công tác Hội, qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn; truyên truyền miệng thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chi, tổ Hội, CLB “Nông dân phát triển bền vững”, CLB “Nông dân với pháp luật”; thông cấp phát tờ rơi, tờ bướm, qua việc vận động cán bộ, hội viên, nông dân viết bài thi tìm hiểu luật đất đai.
Hàng năm, 95% số chi, tổ Hội và 100% các CLB “Gia đình nông dân văn hoá” đưa nội dung bảo vệ môi trường và sinh hoạt với trên 350.000 lượt hội viên, nông dân tham gia; tổ chức 375 buổi ra quân bảo vệ môi trường với trên 250.500 lượt người tham gia; treo 4.684 pa nô, áp phích; khẩu hiệu tuyên truyền; gửi 7.700 tin bài cho báo – đài các cấp (trong đó riêng dự án xây bể lọc Asen tại xã Đức Lý – huyện Lý Nhân đã xây dựng phóng sự phát trên Đài truyền hình tỉnh); tổ chức hội nghị toạ đàm “ xử lý môi trường trong chăn nuôi, để chăn nuôi có lãi” phát sóng trên Đài truyền hình tỉnh.
Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động, hàng năm Hội còn phối hợp với Trung tâm môi trường nông thôn TW Hội, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh, dự án môi trường và cộng đồng Hà Nam tổ chức 65 lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; kỹ thuật thu gom phế thải, rác thải trong trồng trọt, chăn nuôi ủ với chế phẩm Bioplan sản xuất phân hữu cơ vi sinh; xây bể lọc Asen, bể chứa nước sạch; kỹ thuật sử dụng phân bón sạch trong nông nghiệp, ủ thức ăn gia súc sạch cho 4.950 lượt cán bộ, hội viên.
Thông qua công tác tuyên truyền, nhiều cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, tự giác tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm “Sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà” và “ăn sạch, uống sạch, ở nhà sạch”, tích cực trồng, chăm sóc cây xanh tại gia đình và nơi công cộng.
Hưởng ứng thực hiện tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường và các ngày kỷ niệm lớn của đất nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, hàng năm, có 100% các cơ sở Hội phát động các chi Hội vận động hội viên, nông dân tham gia quyét dọn 2.085km đường làng, ngõ xóm, nạo vét 745 km kênh mương cống rãnh, 1.000 ha ao hồ; thu gom xử lý trên 67.000 tấn rác thải.
Các cấp Hội phối hợp ngành NN & PTNT tổ chức vận động 300 hộ hội viên, nông dân sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh lồng ghép công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường cho 38.500 cán bộ, hội viên nông dân. Hiện, có trên 95% nông dân toàn tỉnh có ý thức khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa và cây hoa màu vụ xuân thực hiện tốt công tác bảo hộ như: Mặc áo mưa, đeo khẩu trang, thực hiện không tráng rửa bình thuốc sâu xuống ao, hồ; vứt bỏ vỏ chai, bao bì vào đúng nơi quy định.
Các cấp Hội tham gia duy trì hoạt động trên 1.100 tổ vệ sinh thôn, xóm; trên 600 mô hình chi Hội "Nông dân tự quản con đường sáng, xanh, sạch đẹp” với gần 800 km đường giao thông nông thôn.
Trên 30 nghìn hộ thường xuyên dọn vệ sinh đường làng, ngõ ở các chi Hội của 112 cơ sở Hội trong toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh đã tranh thủ các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho trên 100 hộ hội viên tại các xã: Mộc Bắc, Châu Giang – huyện Duy Tiên; Thanh Nguyên, Thanh Nghị – huyện Thanh Liêm; Đồng Hoá – huyện Kim Bảng; Bối Cầu – huyện Bình Lục sản xuất phân bón vi sinh từ việc thu gom phế thải trong chăn nuôi, trồng trọt ủ với chế phẩm Bioplan; trồng mới và chăm sóc hàng trăm ngàn cây trồng các loại.
Hội đã xây dựng “Mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế trang trại của nông dân” tại xã Đồng Hoá – Kim Bảng; chỉ đạo các cấp Hội vận động, hướng dẫn trên 500 hộ tham gia sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; giúp trên 2.915 hộ cải tạo các công trình vệ sinh, cải thiện môi trường.
Song song với công tác tuyên truyền, hàng năm Hội ND tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn các cấp Hội và hội viên, nông dân hưởng ứng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với phát triển sản xuất – kinh doanh; tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm.
Hội ND tỉnh cũng phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh xây dựng trên 160 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại 10 xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới; phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường xây dựng mô hình quản lý thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật đồng ruộng theo quy cách mới tại xã Mỹ Tài- huyện Phù Mỹ; xây dựng 04 mô hình xử lý mùi hôi bằng chế phẩm vi sinh AT-YTB cho các hộ chăn nuôi tại một số huyện gồm: Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh.
Các cấp Hội đã phối hợp xây dựng 179 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng hơn 3.000 mô hình bể thu gom vỏ chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật nguy hại đặt trên các đồng ruộng tại những xã đăng ký xây dựng nông thôn mới.
Hội cũng phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn ngừa và diệt trừ sinh vật ngoại lai xâm hại cho trên 700 cán bộ, hội viên, nông dân của các cơ sở Hội; xây dựng chi Hội “xanh - sạch - đẹp” tại các huyện: Hoài Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước, Phù Mỹ.
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh còn thường xuyên triển khai các hoạt động nhằm hưởng ứng các chiến dịch truyền thông “Tuần lễ Nước sạch vệ sinh môi trường”, “Ngày Môi trường thế giới” bằng nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể.
Ngoài ra, nhiều cơ sở Hội xây dựng Tổ nông dân tự quản "Đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp", phát động triển khai phong trào xây dựng mô hình “Sạch từ nhà ra ngõ", "Sạch đồng tốt ruộng đẹp quê hương"; phối hợp với các cơ quan tuyên truyền để kịp thời đưa tin phản ánh những hoạt động của Hội ND trong các chiến dịch truyền thông cũng như biểu dương kịp thời các gương điển hình về bảo vệ môi trường...
Nhiều cơ sở Hội đã có những cách làm hay, sáng tạo giúp công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả. Qua đó, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương, xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng sáng- xanh- sạch- đẹp.
Tiêu biểu như: Hội ND thành phố Quy Nhơn đã thực hiện mô hình “Hội ND tham gia bảo vệ môi trường nông thôn” ở các địa phương và nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực từ cơ sở. Hội ND các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu triển khai mô hình “Tuyến đường nông dân tự quản” với nhiều nội dung cụ thể như: Không vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định tại các điểm tập trung; tổ chức cho các hộ dân ký cam kết bảo vệ môi trường, không đổ rác ra biển.
Hội ND xã Nhơn Hội vận động người dân trồng cây xanh trước nhà để tạo cảnh quan môi trường nông thôn; Hội ND phường Ghềnh Ráng với mô hình “Vận động hội viên, nông dân không chăn thả gia súc, gia cầm ra khu dân cư và quốc lộ”; Hội ND phường Hải Cảng với mô hình “Chống rác thải nhựa”.
Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, Hội ND huyện Vụ Bản (Nam Định) đã phối hợp thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân chung tay xây dựng nông thôn mới bảo vệ môi trường"; phối hợp với ngành chức năng tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, mít tinh; in ấn và phát nhiều tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn cấp cơ sở thành lập mô hình "Tổ tự quản vệ sinh môi trường" ở các chi Hội.
Hiện, 100% các chi Hội ở thôn, xóm đều thành lập Tổ tự quản, với trên 1.560 hội viên, nông dân tham gia. Theo đó, vào ngày chủ nhật cuối tháng, các tổ tự quản đồng loạt ra quân, dọn dẹp vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm.
Toàn huyện đã xây dựng 313 tuyến đường treo biển nông dân tự quản bảo vệ môi trường. Do đó, cảnh quan môi trường nông thôn được giữ gìn ngày càng sạch đẹp.
Từ phong trào, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình bảo vệ môi trường hoạt động hiệu quả như: Hội ND xã Cộng Hòa, đăng ký xây dựng 12 tuyến đường nông dân tự quản bảo vệ môi trường, hướng dẫn 12/12 chi Hội thành lập các tổ thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng.
Hội ND huyện đã tiến hành khảo sát tại địa bàn 03 xóm của thôn Vụ Nữ, xã Hợp Hưng để lựa chọn 90 hộ hội viên, nông dân tham gia triển khai mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình.
Bên cạnh đó, Hội ND huyện còn hỗ trợ 90 thùng nhựa đựng rác (mỗi thùng có dung tích 120 lít); cấp phát chế phẩm sinh học EMIC và hướng dẫn hội viên, nông dân về kỹ thuật phân loại, xử lý rác hữu cơ đem ủ thành phân bón hữu cơ.
Đến nay, các hộ hội viên, nông dân tham gia mô hình đều thực hiện đúng kỹ thuật. Nhiều hộ đã thu được nguồn phân hữu cơ, bón cho cây trồng hiệu quả, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nhân rộng mô hình.
Thời gian tới, các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên, nông dân; phối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ thu gom rác thải, các mô hình bảo vệ môi trường nông thôn; xây dựng và thực hiện xây hầm biogas, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư.
Hòa Xuân
Nguồn:
http://hoinongdanbinhdinh.org.vn/page/home.php?mod=168&id=2715
http://hoinongdanbinhdinh.org.vn/page/home.php?mod=168&id=2728
https://www.namdinh.gov.vn/huyenvuban/1211/26995/41313/127879/Tin-tu-co-quan-phong-ban/Hoi-nong-dan-huyen-tham-gia-bao-ve-moi-truong-xay-dung-nong-thon-moi.aspx