Giảm rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp
15:24 - 30/08/2022
(MTNT) - Rác thải phát sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp bao gồm các loại chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, túi bọc hoa quả xả thải ra môi trường đang ở mức cao và tăng theo từng năm, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
Cần nhân rộng những cách làm hay trong xử lý rác thải ở nông thôn



Thực hiện kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bình Thuận đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả mục tiêu hạn chế, ngăn chặn việc phát thải nhựa từ các nguồn thải trong ngành nông nghiệp ra môi trường.


Tỉnh đặt mục tiêu trong giai đoạn từ năm 2022-2025, ở lĩnh vực trồng trọt sẽ giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.


Lĩnh vực bảo vệ thực vật, giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa, thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.


Đối với lĩnh vực chăn nuôi, giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa… Đồng thời, có 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa.


Trong giai đoạn 2026 đến năm 2030, mục tiêu hướng tới việc ở lĩnh vực trồng trọt sẽ giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa.


 Đối vớ lĩnh vực bảo vệ thực vật, giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa, thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa.


Riêng lĩnh vực chăn nuôi, giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 30% chất thải nhựa. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 25% chất thải nhựa.


Để thực hiện kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp, Sở NN&PTNT sẽ đánh giá tình hình phát sinh, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản.


Đồng thời, áp dụng các quy trình canh tác trong nông nghiệp nhằm giảm thiểu chất thải nhựa thông qua các biện pháp như giảm sử dụng vật liệu nhựa; tăng cường tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay thế vật liệu nhựa; sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong ngành nông nghiệp. Bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất bằng nhựa sẽ thực hiện thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.


Toàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 39.000 lò đốt rác thải thủ công tại các xã, thôn, bản. Vì thế, hầu hết rác thải nhựa phát sinh từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt được người dân đốt trực tiếp, còn lại là chôn lấp tại chỗ mà chưa được thu gom đưa đi tái chế hoặc xử lý đúng cách.


Khi sản xuất nông nghiệp chuyên canh theo hướng hàng hóa phát triển mạnh cũng là thời gian các hộ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sử dụng bao bì, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng.


Điều này đồng nghĩa với việc lượng rác thải nhựa phát thải ra môi trường khá lớn, đa dạng về chủng loại. Mặc dù ngành nông nghiệp, ngành tài nguyên - môi trường và chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các giải pháp thu gom, phân loại và xử lý rác thải nông nghiệp nhưng việc xử lý vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao.


Nhiều người chưa chấp hành quy định về xử lý rác thải nhựa phát thải từ sản xuất nông nghiệp. Rác trong quá trình sản xuất vẫn bị vứt vương vãi trên nhiều cánh đồng, bờ ruộng.
 Hầu hết các xã khu vực nông thôn, vùng cao của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai chưa triển khai dịch vụ thu gom rác thải nhựa, rác thải rắn.


Túi ni-lông và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng bước đầu đã được người dân thu gom nhưng các hộ gia đình chủ yếu tự xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp tại chỗ.


Việc thu gom rác thải nhựa phát sinh từ sản xuất nông nghiệp để đốt, chôn lấp chỉ là giải pháp tình thế, vì đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân.


Phần lớn chất thải ở nông thôn được thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp hoặc đốt, không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Dọc theo các tuyến đường liên ấp, liên xã hay ở các cụm tuyến dân cư, những túi nylon, những bao chứa rác thải sinh hoạt được vứt bừa bãi hai bên đường, ném quanh các bụi rậm, và dọc các kênh, mương cũng không ngoại lệ, rác thải trôi lềnh bềnh trên mặt nước.


Những bãi rác như vậy đang hình thành ngày càng nhiều, chủ yếu là do thiếu nơi tập kết rác thải. Từ thực tế trên, những năm gần đây các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện việc tuyên truyền, vận động người dân thu gom chai nhựa, túi nylon, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật tập kết về các hố rác thải bỏ đúng nơi quy định.


Đồng thời, liên kết với các đơn vị có khả năng xử lý đến vận chuyển tiêu hủy. Song song đó, các xã, thị trấn cũng phổ biến, cảnh báo những nguy hại của các loại rác thải, nhất là rác thải nhựa đến người dân; tuyên truyền người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, không vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi mà phải thu gom, bỏ rác đúng nơi quy định; hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nylon.


Đặc biệt là chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy quà tặng” hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Theo đó thu hút rất đông bà con ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tham gia thực hiện, hướng người dân thay đổi thói quen và nói không với các sản phẩm làm từ nhựa sử dụng một lần, từng bước thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.


Để giữ cho môi trường trong sạch, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa, cần có sự chung tay của người dân và cả hệ thống chính trị góp phần bảo vệ cảnh quan khu vực nông thôn.





Bình Phương






















































Nguồn:
https://thiennhienmoitruong.vn/giam-thieu-chat-thai-nhua-trong-hoat-dong-san-xuat-nong-nghiep.html
https://www.baolaocai.vn/bai-viet/9089-kho-khan-trong-xu-ly-rac-thai-nhua-tu-nong-nghiep
https://www.baobaclieu.vn/doi-song-xa-hoi/nhung-cach-lam-hay-trong-xu-ly-rac-thai-o-nong-thon-73948.html


Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn