Chung tay bảo vệ tài nguyên rừng
08:12 - 08/08/2022
(MTNT) - Bảo vệ rừng đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của nhiều quốc gia.
Rừng phòng hộ được sử dụng  bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn


 
Sự thay đổi khí hậu bất thường, suy giảm tầng ôzôn, suy thoái đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học, bão lũ có nguồn gốc từ nguy cơ hủy hoại rừng.


Vì vậy, muốn bảo đảm phát triển kinh tế  xã hội nhanh và bền vững, nhất thiết không thể không quan tâm tới vấn đề bảo vệ rừng.


Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của chúng ta.


Do đó toàn dân co trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh về bảo vệ rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.


Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quyết định về quản lý, bảo vệ rừng.


Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.


Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.


Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng và rừng giống, gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên.


Tại những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy cần phải có phương án phòng chống cháy rừng.


Khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường rãnh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng chống cháy rừng, chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Trường hợp được đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì người đốt lửa phải thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng.


Nếu xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết UBND các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết ở địa phương, điều hành sự phối hợp giữa các lực lượng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.


Tỉnh Bắc Kạn nằm trong vùng Đông Bắc có diện tích đất có rừng là 372.665 ha, trong đó, rừng tự nhiên là 273.329 ha, rừng trồng là 99.336 ha, độ che phủ rừng là 73,4%.


Nhận thức và trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân cần được nâng cao


Theo kết quả công bố hiện trạng rừng toàn quốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn tại Quyết định 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021, Bắc Kạn là địa phương có độ che phủ rừng cao nhất cả nước.


Theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao UBND các cấp (huyện, xã) thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp; sử dụng số liệu hiện trạng rừng để cập nhật diễn biến rừng năm tiếp theo; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chủ rừng nghiêm túc thực hiện công tác theo dõi, cập nhật và báo cáo diễn biến rừng hằng năm theo quy định.






Kiên Vy






Nguồn:
https://backan.gov.vn/pages/bac-kan-dan-dau-ca-nuoc-ve-ty-le-che-phu-rung-6a62.aspx https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bao-ve-va-phat-trien-rung.htm

 

Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn