Xử lý rác thải nông thôn
16:11 - 09/04/2021
(MTNT) - Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy lượng chất thải sinh hoạt nông thôn trong cả nước khoảng 32.000 tấn/ngày. 
Hiện nay, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thật sự được coi trọng, dịch vụ vệ sinh môi trường chưa phát triển đúng mức



Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa. Tại Tuyên Quang,  khối lượng chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn phát sinh trên địa bàn mỗi ngày khoảng 202 tấn.


Dự báo đến năm 2025, dân số tỉnh tăng trên 713 nghìn người, khi đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải là 285 tấn/ngày. Nếu tỷ lệ thu gom rác thải tại khu vực đô thị đạt trên 96% thì tại khu vực nông thôn, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%, tương đương 60,6 tấn/ngày.


Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 11 đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn, chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn. Do thiếu phương tiện, thời gian thu gom không đồng nhất nên tình trạng chất thải rắn, chất thải sinh hoạt vẫn tồn đọng trong khu dân cư.


Hầu hết ở các thôn phải từ 2 đến 3 ngày, thậm chí có nơi 5 ngày mới thu gom một lần. Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt thường bố trí ở đầu thôn, xóm, mặt đường giao thông chính của xã, không che đậy kín dẫn đến ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan xóm, làng...


Tại vùng nông thôn của Nghệ An hàng ngày phát sinh ra môi trường gần 900 tấn rác thải. Hầu hết các chất thải được tuồn ra vẫn để lẫn lộn, bao gồm chất thải có khả năng phân hủy và khó phân hủy (nilon, thủy tinh, cành cây, xác động vật…).


Riêng tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vẫn phổ biến tình trạng xả rác thải sinh hoạt ngay tại vườn hoặc những địađiểm công cộng như chợ, đường giao thông và điểm giáp ranh giữa các thôn, xóm.


Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt ở các vùng nông thôn là câu chuyện đã cũ nhưng luôn nóng, bởi những áp lực ngày càng gia tăng đến chất lượng cuộc sống của người dân.


Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, tỷ lệ thu gom còn thấp trung tâm đạt khoảng 40 – 50% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thug om chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa.


Đến nay, đã có khoảng 50% các xã trong toàn quốc thành lập tổ thu gom chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt một số ít do công ty dịch vụ môi trường thực hiện, còn lại phần lớn là do các hợp tác xã, tổ, đội tự quản thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, song mức thu rất thấp, khoảng 10.000 – 20.000 đồng/hộ/tháng. Với số tiền này, kinh phí mới chỉ chi trả được một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cũng như duy trì cho hoạt động vận chuyển.


Hiện nay, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thật sự được coi trọng, dịch vụ vệ sinh môi trường chưa phát triển đúng mức. Hiện, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn  còn thấp.


Phần lớn chất thải rắn được thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh chiếm diện tích lớn. Trong khi mô hình xử lý, thu gom rác chủ yếu là giao các tổ tự quản của thôn, xã trong khu dân cư, vận chuyển đến điểm tập kết và doanh nghiệp thu gom vận chuyển từ các điểm tập kết về khu xử lý tập trung của huyện, thành phố.


Do phương tiện xe gom không đủ, không đúng quy cách, thời gian thu gom không thống nhất… dẫn tới rác tồn đọng trong khu dân cư. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi về lâu dài theo hướng chuyên nghiệp trong việc thu gom, xử lý rác thải.


Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước có gần 5.000 nhà máy chế biến nông sản thực phẩm với quy mô công nghiệp, còn lại là các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm do tư nhân làm chủ.


Hằng năm, các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm thải vào môi trường với khối lượng khá lớn chất thải dưới ba dạng rắn, lỏng và khí. Đặc trưng chất thải rắn của các cơ sở này là chất hữu cơ phân hủy và bốc mùi hôi, ảnh hưởng trực tiếp môi trường sinh thái, hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn.


Vấn đề xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay đang gặp nhiều bất cập, việc quy hoạch không hợp lý đã dẫn đến tình trạng mỗi xã có một lò đốt chất thải, hay những bãi chôn lấp chất thải nhưng không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.


Việc đầu tư công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, gây khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội, tự nhiên từng địa phương, từng vùng miền.


Mặt khác, các địa phương cũng gặp khó khăn về nguồn nhân lực, công nhân tham gia vận hành không đủ kiến thức chuyên môn vận hành lò đốt, chưa tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật nên không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc này dẫn đến khả năng không kiểm soát được chất thải thứ cấp phát sinh, đồng thời không phù hợp với mục tiêu xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung.
 


Hạ Du
 


Nguồn:
https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi-vande/xu-ly-rac-thai-nong-thon-581300/ https://baotainguyenmoitruong.vn/nan-giai-voi-rac-thai-nong-thon-303889.html

 

Hạ Du
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn