Chỉ gần 50% khối lượng rác thải nông thôn được thu gom, xử lý
13:45 - 25/12/2020
(MTNT)- Bình quân mỗi năm khu vực nông thôn nước ta phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu m3 nước thải sinh hoạt, 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi và hơn 14 nghìn tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại… Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ khoảng 50% khối lượng rác thải trên được thu gom, xử lý; phần còn lại chủ yếu là chất thải rắn khó xử lý, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe người dân.
Bình quân mỗi năm khu vực nông thôn nước ta phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt.


Hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt một số ít do các công ty dịch vụ môi trường thực hiện; còn lại phần lớn là do các Hợp tác xã, tổ, đội tự quản thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân song mức thu thấp (khoảng 10.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng). Với số tiền này chỉ chi trả được một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cũng như duy trì cho hoạt động vận chuyển. Bên cạnh đó, những bất cập trong vấn đề quy hoạch các địa điểm xử lý rác còn chưa hợp lý dẫn đến tình trạng mỗi xã có một lò đốt chất thải, hay các bãi chôn lấp chất thải không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vẫn phát sinh.
 
 
Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có yêu cầu rõ việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%. Các địa phương phải áp dụng các công nghệ tốt, hiện đại, thân thiện với môi trường để xử lý chất thải nông thôn.

Nguyễn Tuân
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn