(MTNT) - Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tất cả các khu vực trên thế giới.
|
Trong điều kiện làm việc ngoài trời mỗi người cần trang bị khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm |
Theo dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 97% số thành phố ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình với dân số từ 100.000 người không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí của WHO, kéo theo đó là gánh nặng lên hệ thống y tế cộng đồng.
Theo WHO, một số xu hướng tích cực cho thấy trong vài năm gần đây, chất lượng không khí ở các nước công nghiệp phát triển đã dần được cải thiện. Theo đó, ngày càng nhiều chính phủ đã gia tăng các cam kết giám sát về môi trường, cũng như hành động toàn cầu từ ngành y tế và một số ngành khác như giao thông, nhà ở, năng lượng... với nỗ lực nhằm giảm ô nhiễm không khí.
Cơ sở dữ liệu của WHO thu thập từ hơn 4.300 thành phố và khu định cư ở 108 quốc gia đã cho thấy, ngày càng nhiều địa điểm tham gia hệ thống đo mức độ ô nhiễm không khí nhận thấy các tác động về sức khỏe.
Khi chất lượng không khí suy giảm, những người sống trong khu vực ô nhiễm có nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim, ung thư phổi, các bệnh hô hấp mạn tính và cấp tính, bao gồm cả hen suyễn. Theo đó, chỉ riêng ô nhiễm không khí ngoài trời đã được coi là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra những ca chết yểu trên toàn thế giới.
WHO cũng ước tính, khoảng bảy triệu người thiệt mạng mỗi năm do ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với hạt bụi mịn cũng gây các tác động như nhịp tim không đều, hen suyễn nặng và suy giảm chức năng phổi.
Theo chuyên gia phân tích thuộc đơn vị theo dõi ô nhiễm không khí toàn cầu của Greenpeace, có một số lý do giải thích cho số lượng các hạt bụi mịn tăng cao ở các nước Nam Á kể trên.
Nguồn gốc chính phát sinh các hạt đó là từ khí thải của hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, khói bụi do xây dựng ồ ạt nhiều công trình. Khí thải từ hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình cũng là một trong số những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Không khí tại Việt Nam trong năm qua nằm trong Top 10 nước có không khí ô nhiễm nhất châu Á. Trong những ngày qua, thời điểm thực hiện cách ly xã hội, tuy chất lượng không khí có những ngày đã được cải thiện đáng kể.
Nhưng theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ô nhiễm bụi mịn vẫn vượt ngưỡng trung bình tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt là những ngày gần đây, khi nhiều người và phương tiện đã bắt đầu ra đường đông hơn.
Trong tình hình ô nhiễm không khí hiện nay, việc xuất hiện dịch bệnh Covid-19 là vấn đề nhảy cảm đối với sức khỏe. Theo thống kê của các tổ chức y tế thì người trung và cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm virus Corona vì họ thường có bệnh nền và dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
Do đó virus dễ vượt qua được hệ miễn dịch của họ, tất nhiên là dễ hơn so với những người trẻ thường là những đối tượng khỏe mạnh. Người càng già thì miễn dịch càng yếu, hệ miễn dịch càng kém hiệu quả và và càng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Trong số đó, bụi mịn PM2.5 là loại ô nhiễm phổ biến và xuất hiện rất nhiều ở các thành phố lớn. Các hạt bụi này không lọc sạch bằng các phương pháp hay màng lọc thông thường được.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), miền Bắc đang trong mùa Đông, thời kỳ ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi mịn PM2.5 thường cao nhất trong năm. Đêm và sáng sương mù dày khiến các chất ô nhiễm không khuyếch tán lên cao, lở lửng ở tầng thấp.
Chất lượng không khí toàn Hà Nội đang bị ô nhiễm mức rất xấu, có thể nói là ô nhiễm đến mức báo động rất có hại cho sức khỏe của con người, người dân đặc biệt cần chú ý theo dõi diễn biến chất lượng không khí tại khu vực mình sinh sống để chủ động bảo vệ sức khỏe.
Với chỉ số chất lượng không khí như thế này, Bộ Y tế khuyến cáo, khi chất lượng không khí từ ngưỡng đỏ (ngưỡng xấu) trở lên, người dân nên hạn chế ra đường phố, đi tập thể dục, lao động ngoài trời. Trong điều kiện làm việc ngoài trời cần trang bị khẩu trang chuyên dụng để hạn chế tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
Để có sức đề kháng tốt để chống lại các bệnh liên quan đến hô hấp, ngoài việc cung cấp cho cở thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, dành thời gian vận động và tập luyện thể thao, thì bạn cũng lưu ý giữ cho hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh. Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói xe, bụi mịn hay các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi…
Bạn cũng có thể thử lựa chọn sử dụng những thiết bị giúp thanh lọc không khí trong nhà. Điểm nổi bật nhất của các máy lọc không khí chính là giúp bạn làm sạch ô nhiễm và giúp không khí trong lành hơn.
Từ các chất bẩn như lông vật nuôi, mùi hôi trong nhà đến bụi mịn PM2.5 đều được lọc sạch hoàn toàn thông qua màng lọc HEPA hoặc cao hơn nữa là màng lọc siêu cấp ULPA. Loại màng lọc chuyên dùng cho phòng thí nghiệm hoặc các cơ sở y tế.
Có thể nói, ô nhiễm không khí và nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, làm suy giảm khả năng miễn dịch và có thể dẫn đến các nguy cơ mắc phải nhiều chứng bệnh do đó, mỗi chúng ta hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước ô nhiễm không khí ngay từ hôm nay.
Phan Nga
Nguồn:
https://vneconomy.vn/tieu-dung/suc-khoe/canh-bao-o-nhiem-khong-khi-bao-dong-tai-nhieu-tinh-phia-bac-20201106115608148.htm
https://dantri.com.vn/suc-khoe/o-nhiem-khong-khi-hoi-chuong-bao-dong-cho-xa-hoi-20200428071351564.htm
https://nhandan.com.vn/baothoinay-hosotulieu/canh-bao-toan-cau-ve-o-nhiem-khong-khi-372589/