Hiệu quả thiết thực từ Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
14:28 - 14/12/2022
Ngày 13/12, tại TP.Cần Thơ, Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là dự án) đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022.

Duy trì và thành lập mới nhiều mô hình phòng chống lao

Theo thông tin từ hội nghị, trong năm 2022, dự án tiếp tục duy trì hoạt động 51 mô hình “Nông dân phòng chống lao” cấp huyện tại 17 tỉnh, thành Hội gồm Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, An Giang.
 

Quang cảnh hội nghị tổng kết Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam năm 2022. Ảnh: Huỳnh Xây

Kết quả cho thấy, trên 5.240 cán bộ, hội viên, nông dân của 51 mô hình đã tổ chức thực hiện 27.000 lượt thăm hỏi, hỗ trợ điều trị tại nhà cho 2.005 bệnh nhân lao. Đồng thời, tư vấn hỗ trợ cho 102.420 người các kiến thức về phòng chống lao, vận động 12.745 người có dấu hiệu nghi mắc lao đi khám, qua đó phát hiện 1.978 người mắc lao mới, 50 người mắc lao đồng nhiễm HIV, 69 người mắc lao kháng thuốc.
 

Dự án tiếp tục duy trì hoạt động 330 mô hình “Quản lý lao tiềm ẩn” cấp xã tại 11 tỉnh, thành Hội gồm: Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang.
 

Kết quả, hơn 3.560 cán bộ, hội viên, nông dân của 330 xã triển khai mô hình đã thực hiện 4.320 lượt đến thăm và khuyến khích người nhà tiếp xúc bệnh nhân lao tham gia sàng lọc lao tiềm ẩn. Qua đó vận động được 8.290 người có nguy cơ cao đi khám xét nghiệm lao tiềm ẩn, phát hiện 2.501 người nhiễm lao tiềm ẩn, động viên 2.323 bệnh nhân lao tiềm ẩn đăng ký điều trị, hỗ trợ 1.307 trường hợp điều trị thành công lao tiềm ẩn.
 

Trong năm 2022, dự án đã triển khai thực hiện mô hình “ứng dụng M-Health trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân lao” trên 10 huyện tại 4 tỉnh Hội gồm: Thái Bình, Quảng Bình, Phú Thọ và Quảng Nam.
 

Các mô hình nói trên đã và đang phát huy hiệu quả trong phát hiện lao sớm, cắt đứt nguồn lây lao trong cộng đồng và huy động cộng đồng cùng chung tay ngăn chặn bệnh lao. Qua đó, giúp cộng đồng xóa kì thị, bệnh nhân có được thêm nhận thức vượt qua mặc cảm bản thân, yên tâm điều trị, ổn định cuộc sống.
 

Ngoài những mô hình trên, ban quản lý dự án còn chỉ đạo tiếp tục duy trì hoạt động 206 mô hình được thành lập giai đoạn 2011-2020 từ nguồn kinh phí Hội và của các địa phương, trong đó bao gồm cả 6 tỉnh, thành Hội đã kết thúc dự án: Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Khánh Hòa, Tây Ninh, Long An.
 

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Cụ thể, theo ông Lê Anh Dũng, thời gian qua, Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy vai trò hiệu quả trong công tác phòng chống lao. Bên cạnh phát hiện sớm người mắc lao, lao tiềm ẩn, giám sát điều trị đúng phác đồ, Hội Nông dân các cấp đã vận động xóa bỏ kỳ thị, nâng cao thu nhập để người bệnh yên tâm điều trị.
 

"Tỷ lệ người bỏ trị lao giảm rõ rệt, tỷ lệ điều trị thành công được tăng lên so với cùng kỳ. Hội Nông dân đã vận động hầu hết các thành viên gia đình có bệnh nhân mắc lao và trẻ em dưới 5 tuổi đến các cơ sở y tế khám, tư vấn và điều trị dự phòng lao tiềm ẩn. 100% bệnh nhân lao và lao kháng thuốc tại mô hình của Hội được hỗ trợ từ kiến thức, tinh thần, sinh kế để từ đó yên tâm điều trị thành công" - ông Lê Anh Dũng nói.
 

Về phương hướng triển khai hoạt động năm 2023, Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao sẽ duy trì và mở rộng hoạt động các mô hình phòng chống lao tại 17 tỉnh, thành Hội theo đúng kế hoạch. Đẩy mạnh phối hợp với các ban, ngành chức năng thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống lao trong nông thôn, nông dân, nâng cao ý thức người dân, giảm nguồn lây nhiễm lao, lao kháng thuốc.
 

Cán bộ Hội 12 tỉnh, thành chủ động phát hiện lao trong nông thôn, các đối tượng có nguy cơ mắc lao cao, hỗ trợ và giám sát điều trị bệnh nhân lao, lao kháng thuốc và quản lý điều trị lao tiềm ẩn.
 

Cán bộ Hội các địa phương còn phối hợp với ngành y tế tăng cường hoạt động truyền thông thông qua sinh hoạt các mô hình, câu lạc bộ, đảm bảo tính bền vững. Đồng thời, vận động nông dân tương trợ, giúp đỡ bệnh nhân lao có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là nhóm đối tượng lao kháng thuốc về cây con giống, vốn, vật tư, ngày công, tiền nhằm giúp họ yên tâm chữa trị dứt điểm bệnh lao.
 

Ngoài ra, Hội Nông dân các địa phương tăng cường triển khai phòng chống lao lồng ghép với các nhiệm vụ thường xuyên của Hội, tăng cường chỉ đạo các cơ sở Hội vận động nông dân có nguy cơ mắc lao cao, có triệu chứng mắc lao đi khám và chữa bệnh đúng phác đồ điều trị.
 

Trong năm 2022, Tổ chống lao với nguồn lực của Hội Nông dân cùng sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm địa phương đã thực hiện được nhiều hoạt động bên ngoài phạm vi dự án mang lại hiệu quả như:
 
- Hỗ trợ cho 1.248 hộ gia đình có bệnh nhân mắc lao được vay vốn từ các nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ phát triển khoa học công nghệ với tổng số tiền vay lên tới 25 tỷ đồng để phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, giúp đỡ 470 hộ nông dân có người mắc lao thoát nghèo.
 
- Thăm hỏi, tặng 390 suất quà trong các dịp lễ, Tết trị giá 620 triệu đồng cho các gia đình bệnh nhân lao có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 30 nhà tình thương cho bệnh nhân lao nghèo.
 
- Tổ chức 13 lớp dạy nghề ngắn hạn, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Hỗ trợ hơn 6.500 con giống, 3.000 cây giống cho các bệnh nhân mắc lao
 
- Tặng 85 suất quà bao gồm sách vở, quần áo, xe đạp cho con em bệnh nhân lao. Trao tặng 48 sổ tiết kiệm trị giá 96 triệu đồng cho gia đình bệnh nhân lao,
 
- Huy động nguồn lực từ địa phương thăm hỏi bệnh nhân lao hàng tháng với tổng số tiền trên 50 triệu đồng.
 
- Hỗ trợ mua hơn 830 thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho bệnh nhân lao nghèo với tổng giá trị trên 500 triệu đồng...

Nguồn: Danviet.vn
Thêm bình luận :
Họ và tên
Email

Bài đọc nhiều nhất

Nông dân với chương trình môi trường nông thôn