Tỉnh Phú Yên sẽ chuyển đổi hơn 2.156 ha đất lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản có giá trị cao hơn lúa.
UBND tỉnh Phú Yên mới đây đã ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi hơn 2.156 ha đất lúa (đất 2 vụ lúa 1.107,4 ha, đất 1 vụ lúa 1.058 ha) sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Trong đó, cây hàng năm được chuyển đổi hơn 1.853 ha; cây lâu năm hơn 213 và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản hơn 98 ha.
Để đạt kế hoạch trên, tỉnh Phú Yên đưa ra 6 giải pháp thực hiện như: Tuyên truyền vận động, hướng
Được biết, năm 2021, tỉnh Phú Yên chuyển đổi hơn 463 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cạn khác đã thu được tổng lợi nhuận hơn 17 tỷ đồng ; tạo ra được giá trị tăng thêm hơn 13 tỷ đồng cho ngành trồng trọt.
dẫn thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đảm bảo đủ nước tưới, cho sản xuất, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; xác định các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh; tổ chức sản xuất bố trí mùa vụ hợp lý đối với từng nhóm cây trồng, phù hợp với điều kiện tiểu vùng sinh thái nhằm tiết kiệm nguồn nước trong điều kiện nắng hạn; mưa lũ, giảm thiểu thiệt hại gây ra.
Cùng với đó, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch để giảm chi phí sản xuất, thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế như: Sử dụng nguồn giống chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh gây hại tổng hợp trên cây trồng (ICM, IPM), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…
Đầu tư cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho sản xuất cây trồng chuyển đổi, gắn với xây dựng nông thôn mới. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch chuyển đổi. Cũng như có cơ chế, chính sách vận dụng, áp dụng triển khai, thực hiện trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.